(Baothanhhoa.vn) - Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng các sản phẩm nông nghiệp.

Phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng các sản phẩm nông nghiệp.

Phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệpNgười dân xã Định Tân (Yên Định) tham gia xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng.

Cùng với các dự án đầu tư của tỉnh, huyện Ngọc Lặc đã tích cực huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất. Cùng với đó, huyện chủ động huy động nguồn vốn từ công tác xã hội hóa, sự đóng góp ngày công của Nhân dân để thực hiện các công trình, dự án hạ tầng nông nghiệp. Qua việc thực hiện nhiều giải pháp, hệ thống hạ tầng nông nghiệp của huyện từng bước được hoàn thiện, góp phần bảo vệ diện tích sản xuất của địa phương. Đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp được 95 công trình hồ đập, kiên cố hóa được hơn 230 km kênh mương. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có hệ thống kênh Bắc chạy qua, với 22 km kênh chính (chính Bắc, chính Nam) và 129 km kênh nhánh phục vụ tưới cho hơn 1.559 ha đất sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi đã chủ động tưới cho trên 90% diện tích đất nông nghiệp; 100% xã đạt tiêu chí về thủy lợi. Hằng năm, toàn huyện tổ chức ra quân làm thủy lợi mùa khô, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy với khối lượng trên 35.000m3.

Bà Phan Thị Hà, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Lặc, cho biết: Nhờ được quan tâm đầu tư của các cấp, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, khuyến khích các hộ dân mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh, phát triển nông nghiệp hàng hóa. Tuy nhiên, với đặc thù là huyện miền núi, địa bàn rộng nên việc đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng cho các vùng trồng lúa tập trung; vùng trồng cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều tuyến giao thông nội đồng còn nhỏ, hẹp, gây khó khăn cho người dân vận chuyển vật tư, phân bón, nông sản, cũng như đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Tỷ lệ kiên cố hóa kênh còn thấp nên khả năng dẫn nước tưới hạn chế, nhất là mùa khô, ảnh hưởng đến việc luân canh, tăng vụ, mở rộng diện tích gieo cấy...

Từ năm 2021 đến hết năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng được 74 công trình hồ chứa, 41 đập dâng, 19 trạm bơm, 62 tuyến kênh mới được đầu tư nâng cấp bàn giao đưa vào sử dụng. Đặc biệt, các dự án tiêu thoát lũ vùng III Nông Cống (giai đoạn 1), dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập - WB8 (tiểu dự án 1) đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai một số dự án thủy lợi lớn, như: dự án Hệ thống thủy lợi sông Lèn; dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập - WB8 (tiểu dự án 2); dự án tiêu vùng III huyện Nông Cống (giai đoạn 2)...

Để thúc đẩy phát triển sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, UBND tỉnh đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các nhà tài trợ để tranh thủ nguồn hỗ trợ đầu tư từ Trung ương, vốn ODA, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ để đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất. Mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính lớn, như: WB, ADB, KEXIMBANK, JICA,... nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng cường năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện, ngành nông nghiệp cũng đang tích cực phối hợp với các ngân hàng liên quan triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và tăng cường quản lý vốn của Nhà nước cho nông dân vay để giảm thiểu tối đa rủi ro trong sản xuất và kinh doanh. Đồng thời, ngành nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; mở rộng các hình thức hợp tác công tư trong phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng; huy động nguồn vốn đầu tư của Nhà nước với đóng góp của các tổ chức, cá nhân và người dân để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất. Cùng với đó, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp lợi thế, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]