Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn
Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều ngành nghề truyền thống được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Sản xuất các sản phẩm nghề mộc tại xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa).
Xác định phát triển công nghiệp, TTCN là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã chú trọng xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình xúc tiến đầu tư; tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, cung cấp các thông tin về quy hoạch, đầu tư hạ tầng, các mặt bằng quỹ đất công nghiệp, nguồn lao động và các ngành nghề phù hợp. Đồng thời, lựa chọn, phát triển những sản phẩm công nghiệp nông thôn mang tính truyền thống; khôi phục phát triển các ngành nghề, nghề truyền thống, làng nghề. Để tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm, huyện cũng khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đầu tư các trang thiết bị tiên tiến trên cơ sở những ngành nghề đã có, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, từ đó quan tâm tới việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm...
Làng nghề mộc Đạt Tài, xã Hoằng Hà hiện có khoảng 70 hộ làm nghề, doanh thu bình quân đạt hơn 200 tỷ đồng/năm. Doanh thu từ nghề mộc đóng góp lớn vào tổng giá trị sản xuất của địa phương và giải quyết việc làm cho khoảng 400 lao động. Thay vì sản xuất thủ công, các hộ làm nghề đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, như: chạm khắc gỗ bằng công nghệ tiên tiến CNC, máy chà, máy cắt... đang chiếm khoảng 50% công đoạn trong quy trình sản xuất. Máy móc được đầu tư giúp sản phẩm làng nghề nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành, nâng cao chất lượng. Các hộ làm nghề đã có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tìm kiếm thị trường.
Để duy trì và phát triển ngành nghề TTCN, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển TTCN giai đoạn 2022-2026 để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất. Từ đó, đã khuyến khích các địa phương mở rộng quy mô phát triển ngành nghề TTCN; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh có 116 nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận. Trong đó, có 30 nghề truyền thống, 29 làng nghề và 57 làng nghề truyền thống. Việc công nhận nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần khôi phục và phát triển được nhiều nghề truyền thống như: nghề thêu ren, dệt thổ cẩm, mây tre đan... Các làng nghề ngoài việc tạo thêm nhiều việc làm, sản phẩm có giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân, còn giữ vai trò quan trọng trong bảo tồn gìn giữ không gian, cảnh quan làng nghề, nét đẹp văn hóa truyền thống và có tiềm năng lớn phát triển du lịch, dịch vụ.
Năm 2023, tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề đã được công nhận đạt gần 1.358 tỷ đồng. Trong đó, nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có doanh thu lớn nhất, đạt 625,4 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 15.993 lao động; thu nhập của các lao động làng nghề hiện nay bình quân đạt 4 đến 12 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của các làng nghề TTCN chủ yếu làm thủ công, nguyên liệu làm ra sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện toàn tỉnh có 18 sản phẩm OCOP là sản phẩm của làng nghề, làng nghề truyền thống, như: chiếu cói (Nga Sơn, Quảng Xương); bánh gai Lâm Thắm, bánh lá răng bừa Xuân Lập, miến gạo Phú Xuân, nón lá Ngọc Thơm (Thọ Xuân); đồ đồng Thiệu Trung, bánh đa Tân Châu (Thiệu Hóa); dao rèn Tiến Lộc (Hậu Lộc); miến gạo Thăng Long, hương bài Vạn Thắng (Nông Cống); chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc); tương làng Ái (Yên Định)...
Bên cạnh những kết quả tích cực, việc phát triển ngành nghề TTCN nông thôn vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Sản phẩm của các làng nghề làm ra còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ; thiếu tính ổn định; phần lớn là lao động chưa qua đào tạo tay nghề; số thợ tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất ít. Đa phần các cơ sở làng nghề nằm xen kẽ trong các khu dân cư, chưa được bố trí quy hoạch riêng; quy mô sản xuất chủ yếu là hộ gia đình là chính; sản phẩm có mẫu mã đơn giản, chưa có nhiều sản phẩm tạo được thương hiệu lớn, khó cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường...
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các cơ sở TTCN muốn phát triển bền vững cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tái cơ cấu sản xuất, chú trọng đầu tư phát triển những sản phẩm truyền thống phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Cùng với đó là sáng tạo các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu và phải đưa giá trị văn hóa vào sản phẩm; bảo đảm phát triển đồng bộ, tránh ô nhiễm môi trường. Các ngành chức năng cần tăng cường hỗ trợ các làng nghề, tổ hợp tác, cơ sở doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu, sở hữu kiểu dáng công nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế số, thương mại điện tử, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế...
Bài và ảnh: Lương Khánh
{name} - {time}
-
2024-12-14 21:04:00
Khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ xứ Thanh (Bài cuối): Đô thị thông minh - động lực cho phát triển bền vững
-
2024-12-14 16:56:00
Chuyên gia quốc tế hiến kế cho Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững
-
2024-01-15 09:39:00
Phấn đấu giữ vững vị trí tốp đầu của tỉnh về thu hút đầu tư
Đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng
Điểm danh những “ông lớn” đóng góp cho ngân sách Nhà nước
Những mô hình giảm nghèo bền vững tại Bá Thước
Xuất khẩu một năm nỗ lực vượt khó
Tập trung thu mua và chế biến nguyên liệu sắn phục vụ xuất khẩu
Đấu giá biển số ô-tô ghi nhận kỷ lục mới với 75,2 tỷ đồng
Bảo đảm cung ứng nông sản dịp cuối năm
Sự trở lại hoành tráng của chiến dịch “Love Connection”, Vietjet tặng 50 cặp đôi Ấn Độ vé bay miễn phí khắp Việt Nam
Vinamilk “bội thu” giải thưởng phát triển bền vững