(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, chính sách DVMTR được đánh giá là một hướng đi đúng đắn và kịp thời, mang lại hiệu quả rõ rệt trên các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sau 10 năm nhìn lại

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, chính sách DVMTR được đánh giá là một hướng đi đúng đắn và kịp thời, mang lại hiệu quả rõ rệt trên các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn tỉnh.

Theo quy định tại điều 57, nghị định 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cá nhân hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng như: thủy điện, nước sạch, du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trong quá trình sản xuất hoặc các nhà máy phát thải khí CO2 phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Hàng năm, ngay sau khi UBND tỉnh Thanh Hóa công bố kết quả hiện trạng rừng trên địa bàn, Ban quản lý Quỹ bảo vệ phát triển rừng và phòng, chống thiên tai tỉnh đã chủ động đấu mối với Chi cục Kiểm lâm, UBND các huyện, xã có diện tích rừng cung ứng DVMTR, các Hạt Kiểm lâm huyện, liên huyện, các chủ rừng là tổ chức tiến hành xác định lưu vực, kiểm tra, nghiệm thu diện tích rừng cung ứng DVMTR rừng, đồng thời thanh toán tiền DVMTR cho các chủ rừng trên địa bàn theo quy định. Theo đó, Từ năm 2012 đến nay, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu và trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng uỷ thác chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế với 30 doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền thu được về đạt trên 238,91 tỉ đồng, trong đó, tiền thu ủy thác chi trả DVMTR 148,56 tỷ đồng, tiền thu uỷ thác trồng rừng thay thế 90,35 tỷ đồng.

Hiệu quả chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sau 10 năm nhìn lại

Điều đáng nói, việc áp dụng chính sách DVMTR trong thực tế đã góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân trên địa bàn tỉnh. So với khi thành lập, định mức thu và chi tiền dịch vụ môi trường rừng ngày càng tăng, cụ thể khi mới triển khai thực hiện chính sách, định mức chi 23.850 đồng/ha nhưng đến nay mức chi tăng lên trên là 57.605 đồng/ha. Định mức chi ngày càng tăng do mức thu từ các đơn vị sử dụng DVMTR theo Điều 59 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP tăng lên như cơ sở sản xuất thủy điện tăng từ 20 đồng/kWh lên 36 đồng/kWh và cơ sở sản xuất nước sạch từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3và số nhà máy thủy điện, các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp tăng.

Nguồn kinh phí chi ngày càng tăng sẽ góp phần bổ sung thêm thu nhập cho người làm nghề rừng, đồng thời khuyến khích người dân nhận khoán tham gia bảo vệ rừng tốt hơn, hạn chế tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép, môi trường rừng từng bước được cải thiện, tăng khả năng phòng hộ, điều tiết và duy trì nguồn nước cho các cơ sở sử dụng DVMTR. Nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng được hưởng hàng năm là nguồn lực quan trọng góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, góp phần hỗ trợ các chủ rừng cung ứng DVMTR chủ động về nguồn tài chính để triển khai các hoạt động như: Chi cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, chi đầu tư lâm sinh, xây dựng các công trình công cộng của thôn (bản)… góp phần ổn định diện tích rừng hiện có cả về số lượng, chất lượng. Từ đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa bàn dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Hiệu quả chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sau 10 năm nhìn lại

BQL Quỹ bảo vệ phát triển rừng và phòng, chống thiên tai tỉnh phối hợp cùng lực lượng kiểm lâm giám sát chi trả DVMTR.

Việc triển khai thực hiện chính sách DVMTR đã phát huy hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thực tế, góp phần bảo vệ và phát triển diện tích rừng trên địa bàn theo chiều hướng bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rừng tự nhiên bị các tổ chức, cá nhân xâm hại. Thông qua việc triển khai chính sách đã góp phần chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Ngoài tác động tích cực đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao ý thức giữ rừng và cải thiện đời sống của người dân, chính sách chi trả DVMTR còn góp phần hỗ trợ nguồn kinh phí hàng năm cho các đơn vị chủ rừng trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn nhiều hạn chế.

Hiệu quả chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sau 10 năm nhìn lại

Rừng trồng Lát hoa tại xã Phú Xuân (Quan Hóa) từ nguồn vốn ủy thác trồng rừng thay thế.

Những tác động nêu trên cho thấy, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai nói chung và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nói riêng trên địa bàn tỉnh đã thực sự đi vào cuộc sống của người dân miền núi, tạo dựng lòng tin trong nhân dân, từ đó thúc đẩy người dân tích cực tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội tại các địa phương miền núi trong tỉnh. Những đồi núi trọc đang được hồi sinh, những cánh rừng nguyên sinh đang được giữ vững đã và đang có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, nhân viên đang công tác tại Quỹ bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa.

Hiệu quả chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sau 10 năm nhìn lại

Núi rừng huyện Bá Thước

Có thể nói chính sách chi trả DVMTR là chính sách đúng đắn nên nhận được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền các cấp. Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan, đặc biệt là sự phối hợp tốt với các đơn vị có cung ứng DVMTR, đơn vị có sử dụng DVMTR trong việc thu, nộp tiền DVMTR; sau 10 năm triển khai thực hiện, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hoá đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội, khẳng định là hướng đi đúng đắn, từng bước đi vào cuộc sống, tạo nên một nguồn lực tài chính mới ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững cũng như tiếp tục hỗ trợ ngành Lâm nghiệp của tỉnh một cách hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng theo chiều hướng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập, làm giàu từ rừng cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình và người dân sống ở gần rừng.

PV


PV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]