(Baothanhhoa.vn) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ số như hiện nay, việc quảng bá hàng hóa, đặc biệt là nông sản lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi vẫn luôn là thách thức, áp lực cho cả doanh nghiệp, hộ sản xuất lẫn đơn vị quản lý nhà nước.

Áp lực khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Trong thời đại bùng nổ công nghệ số như hiện nay, việc quảng bá hàng hóa, đặc biệt là nông sản lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang là xu thế giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi vẫn luôn là thách thức, áp lực cho cả doanh nghiệp, hộ sản xuất lẫn đơn vị quản lý nhà nước.

Áp lực khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tửĐưa nông sản lên sàn TMĐT hiện là áp lực lớn của gia đình bà Trịnh Thị Tình, chủ trang trại tổng hợp ở thôn Châu 2, xã Yên Lạc (Yên Định).

Trong tất cả các hình thức thương mại hiện nay, hình thức mua bán trên sàn TMĐT đang vô cùng phổ biến. Tại đây, các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhiều cơ hội để quảng bá sản phẩm của mình theo nhiều hình thức khác nhau như: Livetream (phát sóng trực tiếp), quay clip và cung cấp hình ảnh thực tế của sản phẩm... Từ đó, mở rộng thị phần, khẳng định thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Đối với các HTX có chuỗi liên kết sản xuất, chế biến sẽ có thị trường tiêu thụ lớn, thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm đối tác, mang lại nhiều cơ hội để nông sản chất lượng cao đến tay người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Mặc dù Sở Công Thương đã tích cực động viên, khuyến khích, hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT nhưng số lượng sản phẩm được tiêu thụ trên sàn vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp (DN), hộ sản xuất, kinh doanh vẫn chưa mặn mà với công nghệ số, kiến thức về kinh doanh trực tuyến còn yếu. Các quy trình từ khâu đóng gói, bảo quản, vận chuyển để sản phẩm bảo đảm độ tươi, ngon đến khâu chăm sóc khách hàng vẫn chưa được chú trọng. Ngoài ra, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TMĐT chưa đáp ứng nhu cầu phát triển thực tiễn như một số hộ sản xuất không dùng điện thoại thông minh, cấu hình điện thoại thấp dẫn đến hình ảnh đưa lên kém chất lượng... Theo chia sẻ của bà Trịnh Thị Tình, chủ trang trại tổng hợp Nguyễn Phúc Huệ ở thôn Châu 2, xã Yên Lạc (Yên Định): Dù đã nghe đến cụm từ TMĐT nhưng gia đình vẫn chưa thể đưa sản phẩm lên sàn. Một phần do chưa cập nhật đầy đủ các kiến thức, nên chưa rõ 100% các quy trình về kinh doanh trên nền tảng số. Một phần vì kinh phí để đưa nông sản lên sàn và duy trì khá cao nên vẫn còn đang lo ngại.

Có thể nói, nhận thức và nguồn lực là hai lý do chính khiến việc đưa nông sản lên sàn TMĐT vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, do thói quen sử dụng mô hình thương mại truyền thống và chưa nắm bắt hết những lợi ích mà TMĐT mang lại, nên có một số lượng DN, cơ sở sản xuất vẫn chưa thật sự quan tâm đầu tư triển khai.

Với mục tiêu quảng bá sản phẩm nông sản đạt OCOP của địa phương đến nhiều tỉnh thành khác, Sở Công Thương đã hỗ trợ nhiều DN, HTX đưa sản phẩm của mình lên sàn giao dịch với tên miền: http://thuongmaidientuthanhhoa.vn. Tuy nhiên, với số lượng nông sản lớn, sản xuất theo vụ nên nhiều HTX mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn hàng cho các thương lái chứ cũng chưa dám đăng ký bán hàng trên sàn TMĐT. Không hẳn là do không đủ nguồn hàng, mà là chưa tự tin với khả năng quản lý trong việc triển khai ứng dụng thương mại trên sàn, dễ dẫn đến sai sót.

Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) Lê Ngọc Nam chia sẻ: Sản phẩm của đơn vị được xuất bán theo ngày nên sau khi cung cấp cho các đơn vị cụ thể, sẽ chỉ còn lại số ít hàng để bán trên sàn TMĐT. Tuy nhiên, nếu không bán được trên sàn, thì sản phẩm được “giữ lại” sẽ bị tồn kho, để lâu sẽ hỏng. Vì vậy, sau một thời gian thử nghiệm, sàn TMĐT mới chỉ là nơi để trưng bày, quảng bá sản phẩm của HTX, chủ yếu phục vụ khách hàng tìm hiểu về nguồn gốc sản phẩm và so sánh giá cả.

Sở Công Thương đang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030”. Đồng thời, thực hiện ký kết hợp đồng chuyên môn với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) nhằm triển khai Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bán hàng thông qua sàn giao dịch TMĐT uy tín trong nước. Ngoài ra, Sở Công Thương còn phối hợp với các cơ quan, đơn vị hỗ trợ các DN, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh triển khai ứng dụng TMĐT, thiết lập website riêng để tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh và tiến hành giao dịch kinh doanh của đơn vị mình trên internet nhằm phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]