(Baothanhhoa.vn) - Trải qua đại dịch COVID-19, Ngành Nông nghiệp càng phải khẳng định vị thế, vai trò của mình, là bệ đỡ để duy trì sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực trong nước và là điểm tựa về lương thực cho nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Khơi thông các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần duy trì sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực

Trải qua đại dịch COVID-19, Ngành Nông nghiệp càng phải khẳng định vị thế, vai trò của mình, là bệ đỡ để duy trì sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực trong nước và là điểm tựa về lương thực cho nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Khơi thông các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần duy trì sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang cũng các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa

Chiều 24-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021. Các đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trị hội nghị.

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Năm 2020, Ngành Nông nghiệp trong nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng thấy do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thiên tai khốc liệt dị thường, nhiều dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng nổ. Tuy nhiên, được sự lãnh, chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, nên trong năm 2020 Ngành Nông nghiệp trong nước vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt khoảng 2,65%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%; thu nhập bình quân của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người/năm. Cả nước có hơn 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong năm qua, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế, năm 2021 Ngành Nông nghiệp cả nước đặt ra mục tiêu tốc độ trăng trưởng GDP đạt 2,7 đến 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 2,8 đến 3,1%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 42 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng ổn định 42%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 70% và có ít nhất 200 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Khơi thông các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần duy trì sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực

Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa

Tại tỉnh Thanh Hóa, năm 2020 Ngành Nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3,02%; sản lượng lương thực đạt 1,5 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,46%.

Trong năm, toàn tỉnh có thêm 2 huyện, 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 95,5%.

Khơi thông các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần duy trì sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực

Thủ tướng Chỉnh phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của Ngành Nông nghiệp trong nước. Đồng chí khẳng định, năm 2020 là năm thành công toàn diện của Ngành Nông nghiệp. Trải qua đại dịch COVID-19, Ngành Nông nghiệp càng khẳng định vị thế, vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước, là bệ đỡ để duy trì sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực trong nước và là điểm tựa về lương thực cho nhiều nước trong khu vực và thế giới.

Những kết quả đạt được cho thấy sự thích ứng tốt của Ngành Nông nghiệp trước thách thức, khó khăn của đại dịch, thiên tai.

Ngành Nông nghiệp cần tiếp tục phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất nội lực của toàn ngành, năng động, sáng tạo lựa chọn những giải pháp đột phá, biến nguy cơ thành thời cơ để thực hiện “mục tiêu kép”, vừa đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các giải pháp vừa khơi thông các nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thủ tướng Chính phủ cũng gợi mở cho Ngành Nông nghiệp một số nhóm giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra trong năm tới và là tiền đề cho những năm tiếp theo, như: Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại Ngành Nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản; thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi nông nghiệp số gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn ngành. Nâng cao, chất lượng, hiệu quả xây dựng nông thôn mới, trong đó cần chú trọng cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn, miền núi…

Sau hội nghị trực tuyến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã thông tin đến các đại biểu về những khó khăn, trở ngại, cũng như sự nỗ lực của Ngành Nông nghiệp trong năm qua để đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.

Đồng chí cũng chỉ ra 2 hạn chế lớn của Ngành Nông nghiệp trong tỉnh, như: Tái cơ cấu nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được kỳ vọng của cán bộ và Nhân dân trong tỉnh; chưa có nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu của Thanh Hóa để cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 3% trở lên trong năm 2021 và các chỉ tiêu khác, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ngành đơn vị liên quan thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: Tham mưu ban hành xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 để trình UBND tỉnh phê duyệt. Xây dựng cơ chế, chính sách mới đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp theo định hướng tái cơ cấu. Du nhập cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có khả năng chống chịu dịch bệnh, biến đổi khí hậu vào sản xuất. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Xây dựng đề án trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tích cực đấu mối với các bộ, ban, ngành trung ương, tổ chức phi Chính phủ để tranh thủ nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Xây dựng đề án phát triển sản phẩm chủ lực nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường. Tập trung chỉ đạo tích tụ, tập trung đất đai. Xây dựng đề án nuôi trồng thủy sản vùng ven biển và các hồ chứa nước lớn. Rà soát trọng điểm đê diều, hồ chứa mất an toàn để có kế hoạch ứng phó năm 2021, nhằm chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai trong thời gian tới.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]