Kết nối doanh nghiệp Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc
Sáng 16/8, tại Trung tâm hội nghị 25B, TP Thanh Hoá, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp (DN) sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024.
Toàn cảnh hội nghị.
Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ Công Thương; trung tâm xúc tiến thương mại/trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh, thành phố 19 tỉnh khu vực phía Bắc; các sở, ngành cấp tỉnh; các hiệp hội DN, DN, doanh nhân đến từ Thanh Hoá và 19 tỉnh, thành phố.
Hội tụ thế mạnh, đa dạng sản phẩm
Là tỉnh đứng thứ 5 cả nước về diện tích, thứ 3 về quy mô dân số, Thanh Hoá được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”, thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài nguồn lao động dồi dào, giao thông thuận lợi, nhiều năm gần đây, cơ sở hạ tầng phát triển của tỉnh liên tục được đầu tư, tạo nền tảng và thúc đẩy các hoạt động sản xuất, giao thương nội địa và xuất khẩu.
Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Thanh Hóa Trần Đức Lương trình bày các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích của tỉnh đối với phát triển sản xuất, kinh doanh của DN.
Ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) là khu kinh tế trọng điểm quốc gia; toàn tỉnh hiện có 19 khu công nghiệp và 126 cụm công nghiệp được quy hoạch, với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng đang trở thành điểm đến cho các DN, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thanh Hoá hiện đã là điểm đến của nhiều nhà đầu tư có tên tuổi trên thế giới và trong nước. Nhiều sản phẩm của Thanh Hoá như lọc hoá dầu, điện, xi măng... đang đứng đầu cả nước về sản lượng. Nhiều năm gần đây, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng trưởng hơn 15%/năm, đứng tốp đầu của cả nước. 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 28.650 tỷ đồng, chiếm 38,5% cơ cấu GRDP của tỉnh.
Các đại biểu dự hội nghị.
Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, toàn tỉnh có 43 nghề truyền thống, 18 làng nghề và 53 làng nghề truyền thống được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận.
Về chương trình OCOP, sau hơn 5 năm triển khai, Thanh Hóa hiện có 522 sản phẩm OCOP được công nhận, gồm: 464 sản phẩm hạng 3 sao; 57 sản phẩm hạng 4 sao; 1 sản phẩm 5 sao của 360 chủ thể OCOP. Nhiều sản phẩm OCOP đã khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể, như: cói Nga Sơn, bưởi Luận Văn, bánh lá răng bừa Xuân Lập; bánh gai Tứ Trụ - Thọ Xuân; nước mắm Ba Làng - thị xã Nghi Sơn; cam Vân Du - Thạch Thành; chè lam Phủ Quảng - Vĩnh Lộc..., đồng thời liên tục mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đến nay, toàn tỉnh xây dựng 112 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, cung cấp gần 572.000 tấn thực phẩm tiêu dùng chủ yếu cho Nhân dân toàn trên địa bàn tỉnh. Hiện có 60 DN, HTX trong tỉnh đang tham gia cung ứng, phân phối nông sản thực phẩm an toàn ra các tỉnh, thành phố trên cả nước và đi vào nhiều kênh phân phối hiện đại.
Ngoài tiêu thụ nội địa, sản phẩm hàng hoá xứ Thanh hiện đang xuất khẩu sang 68 thị trường, với 55 chủng loại hàng hoá, với sự tham gia của 212 DN.
Tại hội nghị, Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh đã thông tin về các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích của tỉnh đối với phát triển sản xuất, kinh doanh của DN như: Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND, ngày 13/4/ 2022 về ban hành chính sách hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2022-2026; Nghị quyết số 248/2022/HĐND, ngày 13/7/2022 về Chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải quốc tế và nội địa; hỗ trợ DN vận chuyển hàng hoá bằng container qua Cảng Nghi Sơn.
Các cơ chế, chính sách đột phá cùng những cách làm năng động, sáng tạo; sự quyết liệt trong quản lý, điều hành của lãnh đạo tỉnh và các cấp, ngành đang tạo nên môi trường sản xuất, kinh doanh ngày càng năng động, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, phân phối hàng hoá trên thị trường.
Kỳ vọng kết nối, mở rộng kênh tiêu thụ
Trong khuôn khổ phiên thảo luận, đại diện các DN, đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối tỉnh Thanh Hoá và các tỉnh phía Bắc đã chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và giới thiệu sản phẩm, năng lực sản xuất, quy mô sản xuất; tình hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực của tỉnh, khả năng cung và nhu cầu tiêu thụ, liên kết, hợp tác kinh doanh.
Ông Trịnh Xuân Lượng, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Tiên Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) kỳ vọng hợp tác, kết nối với các DN đã và đang sản xuất, tham gia chuỗi cung ứng vật tư, nguyên vật liệu ngành dệt may.
Bà Trịnh Thị Cúc, Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại vận tải chế biến hải sản Long Hải (thị xã Nghi Sơn) phát biểu, mong muốn kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ thuỷ sản.
Bà Nguyễn Thị Dung, Tổng Giám đốc Công ty CP Xúc tiến Thương mại và Đầu tư quốc tế Việt Nam phát biểu tại hội nghị.
Các DN cũng thẳng thắn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động sản xuất, thương mại, lưu thông, xuất nhập khẩu hàng hóa; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu; tăng cường kết nối tiêu thụ và đưa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa giữa các địa phương trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi và lãnh đạo Sở Công Thương chủ trì phiên thảo luận.
Sau phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi ghi nhận, tiếp thu đầy đủ các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của các đại biểu, các DN. Đồng chí cho biết, các ý kiến góp ý thẳng thắn, trách nhiệm, với những đề xuất cụ thể, thiết thực liên quan đến thực trạng, các giải pháp tăng cường hoạt động kết nối sẽ được tỉnh Thanh Hoá tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, thực hiện các hoạt động thiết thực, thúc đẩy mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn công tác kết nối, hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ hàng hóa trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi phát biểu tại hội nghị.
Cùng với nhấn mạnh sự đa dạng của sản phẩm hàng hoá tỉnh Thanh Hoá, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi cũng nêu rõ: Mặc dù đã đạt được một số kết quả tốt, nhưng hoạt động tiêu thụ nhiều sản phẩm sản xuất trong tỉnh còn gặp khó khăn; tỷ trọng hàng hóa được phân phối qua hệ thống liên kết giữa sản xuất và tiêu dùng theo chuỗi giá trị còn thấp; chưa hình thành được các chuỗi liên kết bao tiêu, phân phối quy mô lớn và ổn định, làm hạn chế việc mở rộng sản xuất, thị trường kinh doanh, xuất khẩu... Do đó, đòi hỏi phải có sự tăng cường kết nối giữa các DN sản xuất trong tỉnh với DN phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của các địa phương trong cả nước; trong đó, thị trường phía Bắc được xác định là một trong những thị trường trọng điểm mà tỉnh Thanh Hóa hướng tới.
UBND tỉnh Thanh Hóa kỳ vọng, hội nghị kết nối sẽ là hoạt động thiết thực của các cơ quan quản lý Nhà nước và các đơn vị, địa phương tỉnh Thanh Hóa, cũng như các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc để hỗ trợ các DN tìm hiểu, trở thành các đối tác chiến lược tin cậy, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, phân phối, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và các địa phương trong khu vực nói chung; đưa các sản phẩm, hàng hóa có chất lượng tốt, thương hiệu uy tín của các địa phương tiếp cận được nhiều hơn tới người tiêu dùng, thông qua các hệ thống phân phối lớn trên cả nước.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các cơ quan quản lý thương mại, xúc tiến thương mại các tỉnh, thành phố tham dự hội nghị tiếp tục dành sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh Thanh Hóa để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động định hướng, kết nối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp các địa phương nghiên cứu, hình thành các liên kết, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau.
Tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ chỉ đạo Sở Công Thương và cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo hướng xanh, bền vững; gắn với tập trung giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa; đồng hành, hỗ trợ các DN nâng cao chất lượng, xây dựng và phát triển thương hiệu, tiến tới hình thành các kênh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa có chất lượng đến với người tiêu dùng tại các địa phương trong khu vực, trong nước và quốc tế.
Đồng chí Phan Văn Chinh, Vụ Trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đánh giá sự đa dạng, phong phú cũng như những đột phá về sản phẩm hàng hoá tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là những sản phẩm trên lĩnh vực công nghiệp. Đồng chí đề nghị trên cơ sở lợi thế về sản phẩm, về giao thông, tỉnh Thanh Hoá tiếp tục quan tâm nhiều hơn các hoạt động kết nối, xúc tiến, thiết lập các kênh phân phối, hợp tác theo hướng liên kết vùng. Đặc biệt, đồng chí lưu ý tỉnh Thanh Hoá tiếp tục phát huy những chính sách ưu đãi tốt đối với hoạt động vận tải tại Cảng Nghi Sơn để triển khai kêu gọi, kết nối, phát triển dịch vụ logistisc xứng tầm với tiềm năng, lợi thế nơi đây.
Trong khuôn khổ hội nghị đã diễn ra lễ Ký kết biên bản hợp tác đầu tư, sản xuất, kinh doanh giữa các DN tỉnh Thanh Hoá và các DN phía Bắc.
Minh Hằng - Lê Hợi
{name} - {time}
-
2024-12-14 05:00:00
Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 14/12/2024
-
2024-12-13 20:00:00
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 13/12
-
2024-08-16 11:22:00
Thọ Xuân: Quán triệt, triển khai kế hoạch của BTV Huyện ủy về thực hiện các nghị quyết, quy định, quyết định, chỉ thị, kết luận của Trung ương và BTV Tỉnh ủy
Công bố quyết định thành lập nghiệp đoàn nghề May gia công xã Đông Hòa
Thủ tướng: Rà soát, đánh giá kết quả phong trào thi đua yêu nước
Thảo luận đề cương sơ bộ Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thiệu Hóa lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025-2030
Khai trương không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 16/8/2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự gặp mặt Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống CAND
Điểm nóng 16/8: Thanh tra Chính phủ vào cuộc, cung cấp tài liệu đặc biệt cho Bộ Công an
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng 16/8
Công nhận 5 huyện về đích nông thôn mới, trong đó có huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá