Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Bên cạnh việc củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức hội cơ sở, Hội Làm vườn và Trang trại (LV&TT) tỉnh đã dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương để chỉ đạo các Huyện hội hỗ trợ hội viên, người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học - kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất... góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Mô hình trồng đào cảnh tại xã Phượng Nghi (Như Thanh).
Trong những năm qua, Hội LV&TT tỉnh đã phối hợp với chính quyền, các ban, ngành, địa phương tổ chức gần 2.000 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tham quan... thông qua các chương trình, dự án, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ. Từ đó, các hội viên và người dân đã được tìm hiểu vai trò của dinh dưỡng đối với các loại cây trồng cũng như việc nâng cao quy trình sản xuất nông nghiệp; tiếp cận với những thông tin, kiến thức, quy định chung về VietGAP, mã số vùng trồng... Bên cạnh đó, Hội LV&TT tỉnh đã chỉ đạo các Hội huyện chú trọng hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” cho các hội viên và người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; áp dụng một số kỹ thuật như: trồng và chăm sóc đào cảnh, kỹ thuật ghép lai tạo; cưa đốn làm trẻ hóa gốc ghép và phòng trừ sâu bệnh hại cây ăn quả; quy trình xử lý chất thải và khử mùi hôi chuồng trại bằng chế phẩm sinh học; quy trình làm đệm lót nuôi gà bằng chế phẩm Balasa-NO1; quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn không chất thải... Đồng thời, ưu tiên đưa các loại giống cây, con có năng suất, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, như: Thanh long ruột đỏ LD1, nhãn lồng Hưng Yên, ổi, cây dược liệu... các giống cây trồng mới như mắc ca, na Thái, nho, bơ, chanh leo... khuyến khích, hỗ trợ một số huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa,... đưa giống nhãn chín muộn vào trồng thử nghiệm, áp dụng kỹ thuật ghép cành, cải tạo, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Để hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, hội đã liên kết với các doanh nghiệp cung cấp nguồn chế phẩm sinh học hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, không chất thải, ứng phó với biến đổi khí hậu; ứng dụng chế phẩm sinh học EM, BIOVAC... xử lý chất thải, nuôi trồng thủy sản, làm phân bón cho cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn hội viên nuôi ruồi lính đen, giun quế... Mặt khác, hỗ trợ các Huyện hội xây dựng các mô hình nông nghiệp, như: trồng đào cảnh, nuôi ong lấy mật, nuôi ốc nhồi, cá lóc, tôm thâm canh theo hướng VietGAP, cải tạo tầm vóc dê địa phương bằng dê đực giống Boer, trồng nho sữa...
Được sự chỉ đạo của Hội LV&TT tỉnh, các Huyện hội trên địa bàn tỉnh đã tích cực triển khai vào hoạt động thực tế tại địa phương, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm để các hội viên áp dụng vào sản xuất, kinh doanh. Ông Lê Văn Liệu, Chủ tịch Hội LV&TT Như Thanh cho biết: Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Huyện hội đã chú trọng tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật mới cho hội viên như: Cải tạo cây ăn quả bằng phương pháp cắt, ghép đoạn cành, xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, ủ phân hữu cơ vi sinh và xử lý gốc rạ... Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn để tạo tiền đề nhân rộng như: trồng cây thanh long ruột đỏ, trồng đào cảnh, cây thức ăn chăn nuôi, rau an toàn... Chị Trần Thị Hương, xã Xuân Du sau khi tham gia hội nghị tập huấn, đã áp dụng kiến thức để nâng cao chất lượng mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình. Chị Hương cho biết: “Bên cạnh việc tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây trồng, tôi đã lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt, giúp tiết kiệm khoảng 80% công tưới, tạo độ ẩm xung quanh gốc cây, năng suất cây trồng tăng từ 20 đến 30% so với tưới theo cách truyền thống”.
Thời gian tới, Hội LV&TT tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện chuyển giao, hỗ trợ cho hội viên ứng dụng vào sản xuất thực tế để nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra những sản phẩm an toàn, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, thuận thiên, công nghệ cao, công nghệ sinh học, tưới nước tiết kiệm, sản xuất trong nhà màng, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Bên cạnh đó, khảo nghiệm, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất, xây dựng các mô hình để nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân...
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-23 13:31:00
Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao
-
2024-11-23 11:30:00
Như Xuân tập trung phát triển công nghiệp - xây dựng
-
2024-08-13 10:04:00
Vinamilk đồng hành cùng hơn 1.500 tài năng trẻ trong cuộc thi ROBOTACON WRO 2024
Vietjet – Nơi làm việc đáng mơ ước
Bản tin Tài chính 13/8: Giá vàng thế giới tăng tốc, vàng nhẫn trong nước thuận đà đi lên
“Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”! (Bài cuối): Tiết kiệm điện là yêu nước!
Nhận thông báo chuyến bay Vietjet nhanh chóng, tự động qua Zalo và WhatsApp
Vinamilk là doanh nghiệp FMCG duy nhất 12 năm liền có mặt trong Top 50 công ty niêm yết của Forbes Việt Nam
“Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”! (Bài 4): Kinh tế xanh: Thanh Hóa đồng hành
Bản tin Tài chính ngày 12/8: Giá vàng được dự báo ít biến động
Góp phần xây dựng bản sắc văn hóa, thương hiệu Agribank
Hậu Lộc phát huy hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa mưa, bão