(Baothanhhoa.vn) - Với đặc điểm địa hình chia cắt mạnh, tạo các vùng có khí hậu khác nhau, nhiều sông suối, ao, hồ, diện tích mặt nước lớn, thế mạnh của các cơ sở sản xuất trên địa bàn khu vực miền núi là những sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến đã xuất hiện lâu đời. Việc gia tăng kết nối các kênh tiêu thụ, phát triển sản phẩm có định hướng sẽ là giải pháp nâng cao giá trị cũng như thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm tiềm năng này.

Hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm đặc trưng ở miền núi

Với đặc điểm địa hình chia cắt mạnh, tạo các vùng có khí hậu khác nhau, nhiều sông suối, ao, hồ, diện tích mặt nước lớn, thế mạnh của các cơ sở sản xuất trên địa bàn khu vực miền núi là những sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến đã xuất hiện lâu đời. Việc gia tăng kết nối các kênh tiêu thụ, phát triển sản phẩm có định hướng sẽ là giải pháp nâng cao giá trị cũng như thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm tiềm năng này.

Hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm đặc trưng ở miền núiKhách hàng tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ được trưng bày tại Hội chợ Thương mại, Du lịch miền Tây Thanh Hóa năm 2024.

Tại khu vực miền núi của tỉnh, nhiều sản phẩm đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao đã phát triển thành hàng hóa, như: tinh dầu quế và ống hút tre của huyện Thường Xuân; kẹo nhãn Châu Lang, mật ong rừng Chí Linh Sơn, muối mắc khẻn Mường Đeng của huyện Lang Chánh; mía Kim Tân, cam Vân Du, cam Vy Giang, ổi của huyện Thạch Thành; mật ong rừng Pù Luông, trà quýt hoi huyện Bá Thước; miến dong Đồi Ao, mật ong hương rừng Đất Cẩm, rượu nếp thơm Sơn Thành, của huyện Cẩm Thủy; miến dong Hương Ngọc, gạo nếp hạt cau Thạch Lập, bột sắn dây Hương Quê, các sản phẩm thổ cẩm của huyện Ngọc Lặc; nếp Cay Nọi, thịt trâu gác bếp huyện Mường Lát; bánh nhãn Mường Ca Da, măng khô, thịt bò sấy, măng chua Piềng Cú huyện Quan Hóa; chè tán ma của huyện Quan Sơn...

Toàn khu vực đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều nông sản, thực phẩm, dược liệu chất lượng cao, với 135 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao và 1 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng để đưa vào hệ thống phân phối trong tỉnh, trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Theo Sở Công Thương, hệ thống thương mại khu vực miền núi cũng đã được phát triển với 95 chợ, 8 siêu thị được công nhận và nhiều cửa hàng thương mại, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. Với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như: Quốc lộ 15, Quốc lộ 217, thuận lợi để kết nối với trục đường Hồ Chí Minh và Cảng Hàng không Thọ Xuân đã tạo điều kiện cho các huyện miền núi Thanh Hóa đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế.

Thời gian gần đây, với việc các ngành chuyên môn tiếp tục tăng cường công tác hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm chủ lực, các sản phẩm đặc sản đặc trưng vùng miền, các sản phẩm OCOP của các huyện miền núi thông qua hội nghị kết nối, giao thương trực tiếp cũng như trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử đã bước đầu đưa sản phẩm lan tỏa trên thị trường. Thông qua các hội chợ, tuần lễ quảng bá, kết nối cung cầu và tiêu thụ sản phẩm, nhiều loại hàng hóa đặc trưng đã thành công khi bước vào các điểm bán tại cửa hàng phân phối bán lẻ của các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng bán lẻ như: Siêu thị Co.op Mart , The City, Winmart, Go và sắp tới là Trung tâm Thương mại Aeon Mall Thanh Hóa... Việc kết nối hợp tác này cũng đã hình thành các hợp đồng dài hạn giữa các doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi thực phẩm, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu ký kết hợp đồng lâu dài ngay từ đầu năm, đầu vụ với các doanh nghiệp, HTX của các địa phương nhằm bảo đảm số lượng, thời gian bao tiêu sản phẩm cho các đơn vị để chủ động kế hoạch sản xuất.

Ngành nông nghiệp và các địa phương cũng đang tích cực triển khai các đề án hỗ trợ, cơ chế, chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX và người dân ở khu vực miền núi ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Theo đó, ngành đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, đặc biệt là các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng hữu cơ; hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và cơ sở sản xuất chuẩn hóa quy trình sản xuất theo chuỗi để bảo đảm tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chí về hàng rào kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc...

Những giải pháp trên được thực hiện hiệu quả sẽ sớm khắc phục được hạn chế trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm khu vực miền núi như quy mô liên kết chuỗi phần lớn là nhỏ lẻ, tính bền vững chưa cao; tỷ lệ sản phẩm được tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết chuỗi còn thấp; sản xuất bị động và thiếu thông tin thị trường, chưa gắn kết chặt chẽ với các cơ sở kinh doanh theo chuỗi giá trị; nâng lực vận chuyển, quy trình thu hoạch - bảo quản chưa bảo đảm... Những yếu điểm trên phần nào hạn chế và khiến sản phẩm bản địa của tỉnh tuy phong phú nhưng chưa phát triển tương xứng.

Tới đây, nhằm hỗ trợ thương mại hóa và mở rộng chuỗi cung ứng sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa, Bộ Công Thương sẽ tiến hành hướng dẫn các địa phương triển khai tổ chức hoạt động gắn kết giữa văn hóa, du lịch với thương mại. Đồng thời, tổ chức triển khai nhóm giải pháp lồng ghép các chương trình và đề án nhằm xây dựng những mô hình thí điểm phù hợp với điều kiện kinh tế từng vùng, miền, nhất là mô hình thí điểm về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cho đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]