(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, song những năm qua, toàn ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Quan Hóaluôn nỗ lực, phấn đấu tạo chuyển biến trong xây dựng cơ sở vật chất, quản lý giáo dục, nền nếp, kỷ cương trường học, cũng như tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giáo dục Quan Hóa nhiều chuyển biến mới

Giáo dục Quan Hóa nhiều chuyển biến mới

Cô, trò Trường Mầm non Xuân Phú trong giờ học.

Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, song những năm qua, toàn ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Quan Hóaluôn nỗ lực, phấn đấu tạo chuyển biến trong xây dựng cơ sở vật chất, quản lý giáo dục, nền nếp, kỷ cương trường học, cũng như tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.

Hiện nay, huyện Quan Hóa có 52 trường thuộc các bậc học mầm non, tiểu học và THCS, cơ sở vật chất các trường học đã và đang từng bước được xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, số trường đạt chuẩn quốc gia đạt gần 40%. Với phương châm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngành GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các đơn vị trường tổ chức các chuyên đề, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy và học, bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chuyên môn... Ở bậc học mầm non và tiểu học tăng cường chỉ đạo các nhà trường đổi mới phương pháp dạy học tích cực, đẩy mạnh hoạt động dạy tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số. Ở bậc học THCS ngành chỉ đạo các nhà trường quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện chương trình lồng ghép trong các môn học theo quy định. Ngoài ra, ngành giáo dục huyện không ngừng phát động các phong trào thi đua như: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”... Các phong trào thi đua được lồng ghép với các cuộc vận động đã tạo sự chuyển biến tích cực trong việc dạy và học, nhiều giáo viên đã chủ động đổi mới phương pháp dạy học, tính sáng tạo của giáo viên và học sinh được phát huy hiệu quả. Với những cố gắng và nỗ lực của đông đảo cán bộ, giáo viên trong toàn ngành, chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên rõ rệt. Kết thúc học kỳ I năm học 2018 - 2019, ở bậc học mầm non, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 73,8%; ở bậc học tiểu học tỷ lệ huy động học sinh 6 tuổi ra lớp đạt 100%, bậc THCS tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt trên 35%. Nếu so với năm học 2015 - 2016 trở về trước tỷ lệ của những nội dung trên tăng từ 5 - 10%.

Có thể thấy, nhờ sự sáng tạo, nhạy bén trong việc triển khai kế hoạch, các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành gắn với những hoạt động cụ thể, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng đơn vị trường đã đem lại thành tích trong công tác giáo dục của Quan Hóa. Nhiều trường học trên địa bàn huyện đã vượt qua khó khăn, thách thức vươn lên giành thắng lợi về mọi mặt, tiêu biểu, như: Trường THCS Nam Xuân, THCS Hồi Xuân, Trường Tiểu học thị trấn, mầm non Xuân Phú... Cô giáo Nguyễn Thị Diệp, Hiệu trưởng Trường Mầm non Xuân Phú cho hay: Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo yêu cầu và sự chỉ đạo của ngành, từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trên cơ sở đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế của đơn vị, từ đó, tiến hành đổi mới công tác quản lý, phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, nhà trường luôn quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo vững về chuyên môn, nhiệt tình với công việc; tham mưu cho ngành, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Với cách làm này, hiệu quả trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường không ngừng được nâng lên. Nhiều năm học gần đây, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp luôn đạt 100%; gần 100% trẻ được ăn bán trú...

Ở bất cứ thời điểm nào, địa phương nào, việc nâng cao chất lượng giáo dục trước hết phải xuất phát từ chất lượng đội ngũ. Xác định rõ điều này, trong nhiều năm qua, việc chăm lo, đầu tư cho phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục luôn được ngành giáo dục huyện Quan Hóa chú trọng, thông qua việc mở các lớp tập huấn chuyên đề, hội thi giáo viên giỏi... Cùng với đó, vấn đề đánh giá đúng chất lượng cán bộ, giáo viên, phân loại cán bộ, giáo viên cũng được quan tâm, nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí một cách hợp lý, phù hợp năng lực chuyên môn và trình độ đào tạo. Nhờ đó, chất lượng giáo viên từng bước được nâng cao. Hiện nay, toàn ngành có gần 900 giáo viên, trong đó, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 75%.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, ngành giáo dục huyện Quan Hóa vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: Công tác quản lý, điều hành của một số nhà trường hiệu quả chưa cao; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tuy được quan tâm đầu tư xây dựng, song một số trường học vẫn thiếu nhà hiệu bộ, phòng đa năng, phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học; một số trường học thiếu diện tích đất để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, thiếu công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng của một số giáo viên chưa cao, năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục; một bộ phận giáo viên chưa nhiệt tình trong giảng dạy; chưa an tâm công tác, luôn có nguyện vọng chuyển về xuôi, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường... Những hạn chế, yếu kém trên đã và đang đặt ra cho ngành giáo dục Quan Hóa sớm tìm giải pháp khắc phục để tiếp tục đưa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà phát triển toàn diện, vững chắc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ GD&ĐT trong giai đoạn mới.

Lê Phong


Lê Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]