(Baothanhhoa.vn) - Lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS). Do đó, giáo dục giới tính, nâng cao kiến thức CSSKSS cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các em nâng tầm hiểu biết, tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại, đồng thời, biết tự bảo vệ mình trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu, tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc ảnh hưởng đến hạnh phúc và tương lai sau này.

Giáo dục giới tính cho học sinh - cần thêm những cách làm hiệu quả

Lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS). Do đó, giáo dục giới tính, nâng cao kiến thức CSSKSS cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các em nâng tầm hiểu biết, tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại, đồng thời, biết tự bảo vệ mình trong các mối quan hệ tình bạn, tình yêu, tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc ảnh hưởng đến hạnh phúc và tương lai sau này.

Giáo dục giới tính cho học sinh - cần thêm những cách làm hiệu quảMột tiết học về giáo dục giới tính của học sinh Trường THCS Nam Ngạn (TP Thanh Hóa).

Có nhiều câu hỏi được đặt ra, như: Vì sao trẻ vị thành niên không được quan hệ tình dục sớm? Việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe? Phá thai ở tuổi vị thành niên nguy hiểm như thế nào? quan hệ tình dục mà không có những biện pháp tránh thai an toàn sẽ dẫn đến những hậu quả như thế nào?... Là những băn khoăn, thắc mắc mà các em học sinh Trường THCS Nam Ngạn (TP Thanh Hóa) gửi đến giáo viên của mình trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp về chủ đề “CSSKSS tuổi vị thành niên”. Sự tương tác giữa cô và trò trong mỗi buổi học đã góp phần không nhỏ giúp nhà trường nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ của học sinh, để từ đó nhận định những “lỗ hổng” kiến thức cần được lấp đầy, đưa ra các giải pháp giáo dục phù hợp.

Cô Nguyễn Thị Thu Trang, giáo viên Trường THCS Nam Ngạn chia sẻ: Để có thể giải đáp hết những thắc mắc của các em học sinh về CSSKSS, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kiến thức tổng thể, cách truyền đạt phù hợp, có câu trả lời thật hợp lý để tránh việc các em tìm đến những lời giải thích sai lệch trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, còn đặt ra cho mỗi giáo viên nhiệm vụ phải tìm hiểu kỹ lưỡng rất nhiều thông tin về CSSKSS vị thành niên để có thể chia sẻ, giáo dục học sinh những kiến thức tâm lý bổ ích, để các em hiểu đúng, đủ về CSSKSS.

Tại Trường THCS An Hoạch (TP Thanh Hóa), nhà trường đã dành một phòng riêng để các em học sinh tìm đến chia sẻ tâm tư, tình cảm tuổi mới lớn, các thắc mắc về “giới” với thầy, cô giáo. Đây là không gian riêng tư để học trò thoải mái giãi bày, để được các thầy cô giải đáp, chia sẻ, động viên...

Em Lê Thùy Linh, học sinh nhà trường cho biết: "Đối với vấn về CSSKSS, chúng em thường có rất nhiều thắc mắc nhưng không dám hỏi trực tiếp bố mẹ. Do đó, một số bạn thường sẽ tự tìm hiểu qua sách vở hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng internet, một số khác thì tìm đến thầy cô giáo để được giải đáp. Ngoài ra, việc tham gia các chương trình ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về CSSKSS, về lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân...".

Cô Mai Thị Hằng, giáo viên Trường THCS An Hoạch (TP Thanh Hóa) cho biết: Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi tư vấn riêng tư với giáo viên đã giúp các em học sinh tiếp cận được với các vấn đề giáo dục giới tính một các dễ dàng hơn. Những điều vốn được coi là thầm kín, khó nói trong giáo dục, CSSKSS, về giới tính, tuổi dậy thì, về tình dục an toàn, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, các biện pháp phòng, tránh thai, phòng, tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục... đã được thầy cô giải đáp. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh về sức khỏe sinh sản, để các em có thái độ, hành vi ứng xử phù hợp, từ đó chăm sóc tốt sức khỏe bản thân.

Để việc giáo dục giới tính, CSSKSS cho học sinh trong các nhà trường mang lại hiệu quả, thời gian qua, các cấp, ngành, gia đình và nhà trường đã tích cực vào cuộc trong công tác truyền thông, giáo dục về sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên. Đối với ngành giáo dục trong tỉnh cũng đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản và phòng tránh bị xâm hại thông qua chương trình ngoại khóa, như: “Hành trang tuổi hồng”, “Hành trình yêu thương”... cho học sinh. Đồng thời, việc đổi mới phương pháp truyền thông để bắt nhịp thời đại công nghệ số cũng được chú trọng và mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, không thể phủ nhận công tác CSSKSS cho học sinh vẫn có những lúc, những nơi chưa thực sự được chú trọng. Theo số liệu thống kê của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước, Sở Tư pháp Thanh Hóa, từ năm 2020 đến nay trên địa bàn tỉnh xảy ra khoảng 200 vụ việc trẻ em bị xâm hại tình dục. Thực trạng này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, sự phối hợp thực hiện đồng bộ từ nhà trường đến gia đình giúp các em học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể tự bảo vệ bản thân và tránh xa những hệ lụy đáng tiếc từ việc không đủ kiến thức về CSSKSS.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]