(Baothanhhoa.vn) - Các cuộc biểu tình đã làm rung chuyển Georgia sau quyết định gây tranh cãi của chính phủ về việc trì hoãn nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu của quốc gia thuộc Liên Xô cũ này.

Georgia rung chuyển bởi biểu tình, Nga so sánh với cuộc đảo chính Maidan

Các cuộc biểu tình đã làm rung chuyển Georgia sau quyết định gây tranh cãi của chính phủ về việc trì hoãn nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu của quốc gia thuộc Liên Xô cũ này.

Georgia rung chuyển bởi biểu tình, Nga so sánh với cuộc đảo chính Maidan

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát bên ngoài tòa nhà Quốc hội Georgia trong một cuộc biểu tình ở Tbilisi. Ảnh: Getty.

Căng thẳng đã âm ỉ nhiều tháng qua tại quốc gia Nam Kavkaz với 3,7 triệu dân, nơi những người chỉ trích cáo buộc đảng Giấc mơ Georgia cầm quyền theo đuổi các chính sách ngày càng độc đoán, thân Nga để quay lưng lại với phương Tây, làm giảm bớt hy vọng về con đường trở thành thành viên EU của Georgia.

Các cuộc biểu tình đã bị cảnh sát đàn áp dữ dội. Đảng Giấc mơ Georgia và hàng nghìn người biểu tình đang bị cuốn vào mâu thuẫn ngày càng gay gắt về tương lai của đất nước là nên xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Nga hay với châu Âu.

Tại sao biểu tình nổ ra?

Căng thẳng gia tăng vào cuối tháng 10 vừa qua khi đảng Giấc mơ Georgia tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử gây tranh cãi, đồng thời được coi là cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập EU.

Georgia, quốc gia giành được độc lập từ Liên Xô vào năm 1991, đã theo đuổi mục tiêu trở thành thành viên EU trong nhiều năm với mục tiêu gia nhập khối này được ghi trong hiến pháp. Các cuộc thăm dò ý kiến ​​cho thấy hầu hết người dân Georgia đều ủng hộ mục tiêu này và việc thực thi dường như đã đi đúng hướng vào năm ngoái khi nước này trở thành ứng cử viên của EU.

Nhưng vào ngày 28/11, chính phủ Georgia đã có tín hiệu rời xa châu Âu trong một động thái gây ra sự phẫn nộ của nhiều người. Thủ tướng Irakli Kobakhidze cho biết Georgia sẽ đình chỉ các cuộc đàm phán gia nhập EU trong 4 năm sau khi Nghị viện châu Âu bác bỏ kết quả bầu cử của nước này với lý do bị cáo buộc có nhiều điểm bất thường.

Đảng Giấc mơ Georgia cáo buộc EU lợi dụng triển vọng đàm phán gia nhập để “tống tiền” Georgia và “tổ chức một cuộc cách mạng trong nước”. “Chúng tôi đã quyết định không đưa vấn đề đàm phán với Liên minh châu Âu vào chương trình nghị sự cho đến cuối năm 2028”, tuyên bố của Đảng Giấc mơ Georgia cho biết. Đồng thời từ chối bất kỳ khoản tài trợ ngân sách nào từ Liên minh châu Âu cho đến cuối năm 2028.

Động thái của chính phủ đã khiến hàng nghìn người Georgia ủng hộ châu Âu đổ ra đường phố thủ đô Tbilisi, nơi họ đã biểu tình trong nhiều đêm liên tiếp bất chấp phản ứng dữ dội của cảnh sát. Các video xuất hiện trên truyền thông và mạng xã hội cho thấy những người biểu tình vẫy cờ Georgia và EU. Cảnh sát đã bắn vòi rồng và hơi cay vào người biểu tình. Theo Reuters, các cuộc biểu tình đã lan rộng ra ngoài thủ đô, khi truyền thông Georgia đưa tin các cuộc biểu tình diễn ra ở ít nhất 8 thành phố và thị trấn.

Georgia rung chuyển bởi biểu tình, Nga so sánh với cuộc đảo chính Maidan

Người biểu tình phản đối quyết định của chính phủ về việc đình chỉ các cuộc đàm phán gia nhập EU và từ chối các khoản tài trợ ngân sách cho đến năm 2028, tại Tbilisi, Georgia. Ảnh: Reuters.

Kênh truyền hình đối lập Formula cho thấy người dân ở thị trấn trung tâm Khashuri ném trứng vào văn phòng Đảng Giấc mơ Georgia địa phương. Những người biểu tình cũng chặn một con đường dẫn đến cảng thương mại chính của đất nước tại thành phố Poti ở Biển Đen, theo hãng thông tấn Georgia Interpress. Đã có hơn 100 người đã bị bắt giữ, hàng chục người khác phải nhập viện.

Theo cuộc thăm dò vào tháng 12 năm ngoái của Viện Dân chủ Quốc gia phi lợi nhuận của Hoa Kỳ, gần 80% người Georgia ủng hộ sự hội nhập châu Âu.

Nhiều người Georgia cũng cảm thấy thù địch với Nga, quốc gia đã xâm lược Georgia vào năm 2008 và hiện chiếm khoảng 20% ​​lãnh thổ được quốc tế công nhận của nước này.

Kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến với Ukraine vào tháng 2/2022, hàng nghìn người Nga - đặc biệt là những người đàn ông trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự - đã chạy trốn sang Georgia để tránh nghĩa vụ quân sự, làm rạn nứt cấu trúc xã hội của đất nước vì nhiều người Georgia bày tỏ lo ngại về quá trình Nga hóa đang diễn ra.

Phản ứng của EU và Hoa Kỳ

Hoa Kỳ và EU đã chỉ trích những gì họ coi là chủ nghĩa độc tài ngày càng gia tăng ở Georgia và phản ứng hung hăng của cảnh sát đối với người biểu tình.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án “việc cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức đối với người dân Georgia” và cho biết sẽ đình chỉ Quan hệ Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ - Georgia. Người phát ngôn Matthew Miller cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi chính phủ Georgia quay trở lại con đường Euro - Atlantic, điều tra minh bạch mọi hành vi gian lận trong cuộc bầu cử”.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Kaja Kallas, cho biết khối này “ủng hộ người dân Georgia và sự lựa chọn của họ về tương lai châu Âu” trong một bài đăng trên mạng xã hội. “Chúng tôi lên án hành vi bạo lực chống lại người biểu tình và lấy làm tiếc về những tín hiệu từ đảng cầm quyền không theo đuổi con đường đưa Georgia gia nhập EU”, bà nói.

Georgia rung chuyển bởi biểu tình, Nga so sánh với cuộc đảo chính Maidan

Cảnh sát ở Tbilisi, Georgia bắn hơi cay và vòi rồng khi các cuộc biểu tình diễn ra liên tiếp. Ảnh: AFP/Getty.

Nga so sánh với cuộc đảo chính Maidan

Nga và Georgia có mối quan hệ phức tạp. Kể từ khi Nga giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh 5 ngày với Georgia năm 2008, hai nước đã không có quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Tbilisi và Moscow đã trở nên nồng ấm hơn trong những năm gần đây, một phần do thái độ không mấy thiện cảm của Georgia đối với châu Âu.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga “không can thiệp” vào chính trị của Georgia và chỉ trích những nỗ lực của các nước khác nhằm “làm mất ổn định” đất nước này. “Chúng tôi đã chứng kiến ​​những sự kiện tương tự ở một số quốc gia. Có lẽ sự tương đồng trực tiếp nhất là sự kiện Maidan ở Ukraine. Mọi dấu hiệu cho thấy nỗ lực thực hiện một cuộc Cách mạng Cam”, ông nói với các phóng viên.

Peskov nhắc đến cuộc đảo chính do phương Tây hậu thuẫn ở Kiev năm 2013 đã lật đổ tổng thống được bầu cử dân chủ của đất nước này và gây ra cuộc xung đột hiện tại giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin nhấn mạnh “mọi chuyện xảy ra ở Georgia đều là vấn đề nội bộ của Georgia”.

Trong khi đó, Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga cảnh báo trên Telegram rằng Georgia đang "đi theo con đường của Ukraine, vào vực thẳm đen tối. Thường những điều như thế này kết thúc rất tệ", ông cho biết.

Trong một phản ứng mới nhất, Thủ tướng Georgia Kobakhidze bác bỏ lời chỉ trích của Hoa Kỳ và cho biết cảnh sát đã "bảo vệ nhà nước khỏi một nỗ lực vi phạm trật tự hiến pháp”. Thủ tướng Kobakhidze khẳng định vẫn cam kết ủng hộ nỗ lực gia nhập EU của Georgia và chỉ phản đối “sự thao túng” của các chính trị gia EU. Đồng thời nhấn mạnh “không giống như Ukraine năm 2013, Georgia là một quốc gia độc lập với các thể chế mạnh mẽ. Kịch bản Maidan không thể xảy ra ở Georgia. Georgia là một quốc gia có chủ quyền và sẽ không cho phép điều này xảy ra”.

TD


TD

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]