(Baothanhhoa.vn) - Ngày 29-9-2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 11), với mục tiêu chung là xây dựng và phát triển huyện Mường Lát trên cơ sở phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và mỗi người dân, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và các địa phương, đơn vị trong tỉnh; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) thiết yếu; phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó phát triển một số sản phẩm đặc sản; khôi phục, bảo vệ và đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố; quốc phòng - an ninh được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi huyện nghèo...

Động lực để Mường Lát sớm thoát khỏi huyện nghèo

Ngày 29-9-2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về “Xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 11), với mục tiêu chung là xây dựng và phát triển huyện Mường Lát trên cơ sở phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và mỗi người dân, cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và các địa phương, đơn vị trong tỉnh; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) thiết yếu; phát triển nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó phát triển một số sản phẩm đặc sản; khôi phục, bảo vệ và đẩy mạnh trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững; gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố; quốc phòng - an ninh được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh; phấn đấu đến năm 2030 thoát khỏi huyện nghèo...

Động lực để Mường Lát sớm thoát khỏi huyện nghèoMột góc thị trấn Mường Lát hôm nay.

Sau khi nghị quyết ban hành, cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh, với tinh thần quyết tâm chính trị cao, huyện Mường Lát cũng đã tập trung lãnh đạo cả hệ thống chính trị và Nhân dân khắc phục khó khăn, tập trung nguồn lực, huy động sức mạnh đoàn kết, cùng đồng lòng triển khai thực hiện nghị quyết. Đây được xem là tiền đề quan trọng để thúc đẩy huyện Mường Lát phát triển trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Xác định phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và phải được triển khai thường xuyên, lâu dài. Bởi vậy, huyện Mường Lát đã đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng sâu sát cơ sở để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đồng thời đôn đốc, đẩy nhanh thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện năm 2023 và nhiệm kỳ 2020-2025. Theo đó, huyện tập trung vào các giải pháp chủ yếu về xây dựng mô hình sản xuất theo hướng liên kết giữa kinh tế hộ với doanh nghiệp, gắn với tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở hài hòa lợi ích 5 nhà (nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà đầu tư, nhà doanh nghiệp). Cùng với đó là cơ cấu diện tích cây trồng phù hợp với điều kiện, thế mạnh của từng địa phương, giảm dần diện tích lúa rẫy, ngô, tăng dần diện tích trồng rau, cây họ đậu, nuôi trồng thủy sản; khuyến khích, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại; phát triển lâm nghiệp theo hướng tăng diện tích rừng kinh tế, giảm diện tích rừng sinh khối, tăng diện tích rừng gỗ lớn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS...

Với những giải pháp thiết thực, phù hợp, nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản giống địa phương; mô hình trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò theo hình thức bán chăn thả, với diện tích trồng cỏ trên 100 ha; mô hình trồng dưa hấu tại xã Quang Chiểu mang lại thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/ha; mô hình thâm canh cây lúa lai, lúa thuần, trên tổng diện tích thực hiện cả hai vụ là 540,3 ha, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha; duy trì và phát triển mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò tại xã Pù Nhi và Mường Chanh, tổ hợp tác chăn nuôi vịt tại xã Trung Lý... Nhờ đó, đời sống của Nhân dân cũng nâng lên.

Nếu như năm 2021 thu nhập bình quân trên địa bàn huyện đạt 20,7 triệu đồng/người/năm, thì đến năm 2022 đã đạt 24 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025 (chuẩn mới) chỉ còn 56,18%; hộ cận nghèo còn 12,64%. Đến nay 100% xã có trạm y tế, trường học được kiên cố hóa; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã được thảm nhựa và bê tông hóa; hơn 80% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm thôn, bản; trên 70% thôn có điện lưới quốc gia. Huyện cũng đã hỗ trợ cho trên 45.000 hộ đồng bào DTTS làm nhà ở, gần 14.000 hộ chuyển đổi ngành nghề; xây dựng và đưa vào sử dụng trên 3.000 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, 22 trung tâm cụm xã, trên 200 công trình nước sinh hoạt tập trung thôn, bản.

Từ thực tiễn cho thấy, một nghị quyết đúng và trúng sẽ là động lực quan trọng để địa phương phát triển. Nghị quyết 11 cũng sẽ bổ sung nguồn lực, cùng các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương thúc đẩy KT-XH phát triển.

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, theo kế hoạch, vốn giảm nghèo sẽ phân bổ cho huyện Mường Lát giai đoạn 2022-2025 là 198,5 tỷ đồng; vốn cấp cho đồng bào DTTS dự kiến 47 tỷ đồng; vốn cấp cho chương trình NTM 72 tỷ đồng; vốn đối ứng của tỉnh Thanh Hóa 232 tỷ đồng... Dự kiến tổng nguồn vốn mà huyện Mường Lát sẽ nhận được trong giai đoạn 2022-2025 khoảng 730 tỷ đồng. Đây được xem là nguồn lực to lớn để giúp huyện bứt phá trong thời gian tới.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát Triệu Minh Xiết cho biết: Sau hơn một năm triển khai Nghị quyết 11, địa phương đã đạt được những kết quả tích cực bước đầu. Tuy còn khiêm tốn nhưng hết sức có ý nghĩa đối với một địa phương có xuất phát điểm thấp và nhiều khó khăn đặc thù như Mường Lát.

Thời gian tới huyện sẽ nỗ lực tạo lập các điều kiện nền tảng để bứt phá đi lên, từng bước tạo thế và lực cho một chiến lược phát triển dài hạn. Để làm được điều đó, huyện phải xây dựng kế hoạch để triển khai chỉ đạo sản xuất và chỉ đạo XDNTM theo tinh thần Nghị quyết 11, nhưng phải lựa chọn những công việc cụ thể, thiết thực, dễ làm và làm chuyển biến ngay tình hình trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cùng với đó huyện sẽ tập trung các nguồn lực đẩy mạnh phát triển KT-XH; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, tạo môi trường ổn định, an toàn; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ... Đây là tiền đề quan trọng để Mường Lát sớm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo.

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]