(Baothanhhoa.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 732 về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét, trong đó nhấn mạnh chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo khẩn trương thực hiện ngay một số giải pháp cấp bách để bảo đảm an toàn cho Nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét.

Tin liên quan

Đọc nhiều

San sẻ trách nhiệm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 732 về việc tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét, trong đó nhấn mạnh chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo khẩn trương thực hiện ngay một số giải pháp cấp bách để bảo đảm an toàn cho Nhân dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét.

San sẻ trách nhiệm

Ảnh minh họa.

Về lâu dài, cần kiểm soát chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng và hoạt động xây dựng, nhất là việc xây dựng nhà cửa, công trình ở khu vực địa hình sườn dốc, ven sông, suối, kênh rạch, ven biển, vùng có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất. Xử lý nghiêm việc chặt phá rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và pháp luật nếu để xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của Nhân dân.

Đây là yêu cầu cần thiết nhằm tăng cường hơn nữa kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của các địa phương trong phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, thì ai chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND cấp tỉnh? Đương nhiên là chủ tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu các ngành chức năng cấp tỉnh. Nhưng rõ ràng là, để phát huy cao nhất việc chịu trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, sở, ngành, đòi hỏi bên cạnh quy định về chịu trách nhiệm, còn phải có văn hóa nhận trách nhiệm.

Văn hóa ở đây khác với pháp luật. Nếu chỉ có quy định bằng pháp luật, thì dễ dàng có người tìm cách “lách luật”, thậm chí sẵn sàng đỗ lỗi, hoặc viện những lý do để bao biện. Nào là thiên tai đột xuất, cường độ mạnh hơn dự báo. Nào là sức người hữu hạn trước sự tàn phá của thiên tai...

Tình trạng cán bộ né tránh trách nhiệm gần đây xảy ra ở nhiều ngành, địa phương trong cả nước. Tại tỉnh Thanh Hóa tình trạng cán bộ không muốn nghĩ, không muốn làm và không dám chịu trách nhiệm cũng gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2023 như thông tin tại một số hội nghị do tỉnh tổ chức gần đây. Lãnh đạo tỉnh dù có nhiều chỉ đạo quyết liệt, nhưng không thể làm thay cấp dưới được.

Chỉ khi xây dựng được văn hóa nhận trách nhiệm bằng lòng tự trọng mới có được những con người dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng sẻ chia với cấp trên.

Tại Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XVIII mới đây, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng đã nhắn nhủ đội ngũ cán bộ trong tỉnh phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng kế hoạch làm việc hợp lý, phân phối, sắp xếp thời gian khoa học, hiệu quả, tích cực lao động, học tập và công tác, với tinh thần tận tụy, tâm huyết, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và xung kích đi đầu thực hiện nhiệm vụ, sẵn sàng “chưa làm hết việc thì chưa nghỉ”, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Trước yêu cầu đang đặt ra, trong đó có những việc rất cấp bách đó là nâng cao trách nhiệm trong phòng, chống thiên tai, đòi hỏi đội ngũ cán bộ trong tỉnh, nhất là lãnh đạo các ngành, địa phương phải nỗ lực, trách nhiệm hơn, đồng hành, san sẻ với nỗi lo của lãnh đạo tỉnh cũng như đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]