(Baothanhhoa.vn) - Không quá khi nói rằng “Tương lai của người con luôn là công trình của người mẹ”. Điều đó thể hiện vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc đồng hành cùng con để phát triển hài hòa về mặt nhận thức, đạo đức lối sống cũng như trong học tập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đồng hành cùng con để đạt được mục tiêu giáo dục

Không quá khi nói rằng “Tương lai của người con luôn là công trình của người mẹ”. Điều đó thể hiện vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc đồng hành cùng con để phát triển hài hòa về mặt nhận thức, đạo đức lối sống cũng như trong học tập.

Đồng hành cùng con để đạt được mục tiêu giáo dục

Vào mỗi buổi tối, chị Phạm Thị Phương, nhà 1, khu chung cư Đông Phát, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) đều dành thời gian để hướng dẫn con gái học và làm bài tập.

Như đã thành thói quen, sau bữa cơm tối, chị Phạm Thị Phương (nhà 1, khu chung cư Đông Phát, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) lại cùng con gái (hiện đang học lớp 2) ngồi vào bàn học. Chị cho biết, thời gian đầu khi con vào lớp 1, chị chưa có “nghiệp vụ” như bây giờ. Đôi khi vì công việc mệt mỏi, áp lực chị thường mang tâm trạng này vào buổi học cùng con. Đặc biệt, ở thời điểm lớp 1, con gái chị thường chỉ làm theo đúng những gì giáo viên hướng dẫn, từ cách đặt bút, lùi vào mấy ô... Có những khi mình hướng dẫn theo cách hiểu của mình thì con nói lại “trên lớp cô dạy thế này, không phải thế này” - chị Phương chia sẻ. Để kèm con học, thi thoảng chị Phương lại phải xin ý kiến cô giáo hoặc tìm hiểu trên mạng internet để hướng dẫn cho con.

Sau thời gian đồng hành cùng con, chị Phương nhận ra rằng, chính nhờ những khoảng thời gian ấy chị mới có thời gian được nghe con tâm sự chuyện về bạn bè, về cô giáo, về suy nghĩ của con trước những vấn đề trong cuộc sống... Từ đó mà chị có thể nắm bắt được tâm lý của con tốt hơn, định hướng để con có những hành vi, cách ứng xử và kỹ năng trong cuộc sống. Ngoài những buổi học chính khóa, chị Phương cũng khuyến khích con tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất, các môn năng khiếu mà con yêu thích. Như vậy giúp con luôn có được năng lượng, tinh thần tích cực để học tập.

Còn chị Mai Thị Linh, phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa) cho biết, gia đình chị có 2 đứa con trai, đứa lớn năm nay học lớp 12, đứa nhỏ học lớp 8. Song cả 2 đều có niềm đam mê đặc biệt với bóng đá. Cũng có đôi khi các con sao nhãng chuyện học hành. Do đó, để giúp con vừa thỏa niềm đam mê, vừa hăng say học tập, cách tốt nhất là trở thành những người bạn thực sự của con. Chị Linh tâm sự, có những buổi chồng chị đã phải dành thời gian để cổ vũ, tham gia các trận bóng đá cùng con. Khuyến khích các con vươn lên trong học tập bằng cách tặng vé xem một số trận bóng đá hoặc cùng nhau xem bóng đá, bình luận về bóng đá. Từ gần gũi, thông cảm và luôn đồng hành cùng con trong mọi hoạt động nên quá trình nuôi, dạy con của vợ chồng chị cũng trở nên nhẹ nhàng. Mặc dù đang ở độ tuổi “ngang bướng”, song cả 2 đứa con của gia đình chị Linh đều được bà con hàng xóm và mọi người đánh giá rất ngoan, nhanh nhẹn, hoạt bát.

Thực tế hiện nay, có rất nhiều bậc cha mẹ đặt áp lực cho con vào học trường chuyên, lớp chọn mà không biết mong muốn của con, năng lực, sở trường thực sự của con như thế nào. Bởi vậy, mục tiêu của một số đứa trẻ là học vì bố mẹ chứ không hề xác định cho tương lai của mình. Hoặc trái lại, có những đứa trẻ có thành tích học tập rất tốt, song luôn nhút nhát và tự ti trước đám đông. Rõ ràng, chúng ta không đòi hỏi một sự phát triển hoàn hảo của con trẻ, song khi cá nhân đứa trẻ không đủ năng lực lại thiếu sự đồng hành để phát huy thế mạnh, không chỉ là áp lực mà còn làm thui chột chính bản thân con mình. Về lâu dài sẽ dẫn đến những hậu quả như sự tự ti hoặc các vấn đề tiêu cực về tâm lý.

Bàn về vấn đề này, thầy Hoàng Văn Mậu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Hoằng Đức (Hoằng Hóa) cho rằng, để con đạt được thành tích tốt trong học tập, phát huy được sở trường của mình, không chỉ có vai trò, trách nhiệm của nhà trường mà rất cần sự đồng hành của phụ huynh. Đặc biệt, trong thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, có thời điểm học sinh phải học online, đối với học sinh bậc tiểu học, THCS lại càng cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ của cha mẹ để hiểu được vấn đề của bài học một cách tốt nhất. Và chỉ khi “đi cùng nhịp”, bố mẹ mới có thể hỗ trợ con hiệu quả trong mọi hoạt động.

Không thể phủ nhận một điều rằng, tất cả ông bố, bà mẹ đều đặt niềm tin và kỳ vọng vào những đứa con. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quản lý giáo dục, một đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào giá trị của tình yêu thương, sự đồng hành và hình mẫu mà chúng nhận được từ sự giáo dục của cha mẹ. Bởi, không ai khác, chính cha mẹ là những “nhà giáo dục” đầu tiên và suốt đời của con cái. Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh việc đồng hành cùng con trong quá trình học tập, cha mẹ cũng nên dành thời gian để giáo dục đạo đức, lối sống, trang bị kỹ năng. Sự đồng hành, quan tâm, chia sẻ, động viên luôn có hiệu quả hơn sự ép buộc và đây chính là chiếc chìa khóa để cả cha mẹ và con cái đạt được mục tiêu trong giáo dục.

Bài và ảnh: Hoài Anh


Bài và ảnh: Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]