(Baothanhhoa.vn) - Đền Hùng là tên gọi khái quát của quần thể đền, chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ. Hiện nay, các nhà sử học đều thống nhất rằng nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ X). Đến thời Hậu Lê (thế kỷ XV), đền được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại. Ngày nay Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

THÁNG 3, VỀ THĂM MIỀN ĐẤT TỔ!

Đền Hùng là tên gọi khái quát của quần thể đền, chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, tỉnh Phú Thọ. Hiện nay, các nhà sử học đều thống nhất rằng nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ X). Đến thời Hậu Lê (thế kỷ XV), đền được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại. Ngày nay Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

THÁNG 3, VỀ THĂM MIỀN ĐẤT TỔ!

Đoàn cán bộ, giảng viên và học viên lớp B35 Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Đền Hùng (ngày 30-3-2023).

Về thăm đất Tổ, bước lên từng bậc thang lát đá dưới những tán rừng nguyên sinh, ngắm nhìn các công trình kiến trúc, trong tâm khảm mỗi chúng tôi đều cảm nhận sự thiêng liêng, tự hào và trân trọng. Thăm quan Đền Hạ, mái lợp ngói mũi, kiến trúc kiểu chữ Nhị mà lòng bồi hồi xúc động, bởi dòng giống của cộng đồng người Việt và huyền tích “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Tương truyền rằng nơi đây, mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con để lên rừng, xuống biển... Dù đã trải qua hàng nghìn năm, mảnh đất này vẫn có sức cuốn hút kỳ lạ, vẫy gọi muôn triệu trái tim con dân đất Việt hướng về quê hương với hai tiếng “đồng bào” thiêng liêng và sâu lắng.

Từ Đền Hạ, khoan thai bước trên từng phiến đá để cảm nhận sự linh thiêng miền đất Tổ, chúng tôi đến Đền Trung, thuở xưa là nơi dựng quán nghỉ ngơi của các Vua Hùng và cũng là nơi vua họp bàn việc nước với các Lạc hầu, Lạc tướng. Tương truyền đây còn là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh giầy lên Vua Hùng thứ sáu.

Lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh là đến Đền Thượng, với kiến trúc kiểu chữ Vương, có ba cấp: phía trước là nghi môn, rồi đến đại bái, tiền tế và hậu cung. Tương truyền thời Hùng Vương, đây là nơi Vua Hùng tế lễ trời đất, tiến hành các nghi lễ nông nghiệp, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Thành kính thắp nén tâm nhang tại Đền Thượng, lòng chúng tôi trào dâng niềm xúc động, tự hào, tưởng nhớ, tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, để các thế hệ cháu con được sống trong thái bình, an hòa, hạnh phúc.

Về miền Đất Tổ, chúng ta không chỉ cảm nhận và tự hào qua hệ thống đền chùa, cảnh quan hùng vĩ mà còn được hiểu sâu sắc về truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam được bắt nguồn từ Hùng Vương và các vua Hùng, tạo nên thời đại Hùng Vương. Từ đây, người Việt Nam biết cách đốt nương làm rẫy, dẫn nước trồng lúa và lúa gạo trở thành nông sản chính; biết nấu rượu, dệt vải, may quần áo để mặc, dệt chiếu để nằm; biết làm nhà sàn để tránh thú dữ; tục dùng trầu cau trong gả vợ, dựng chồng... Quốc Tổ Hùng Vương đưa nước ta từ thời kỳ “đồ đá” phát triển sang đồ kim khí, biết đúc đồng, đúc sắt không chỉ để làm đồ dùng, dụng cụ sản xuất, mà còn biết làm ra binh khí đánh đuổi giặc ngoại xâm... tạo nên truyền thuyết Thánh Gióng, mở đầu truyền thống đánh giặc giữ nước hào hùng, oanh liệt của dân tộc.

Hình tượng Hùng Vương là sự hun đúc của truyền thống lịch sử - văn hóa, sự kết tinh của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong văn hóa Việt Nam, được gìn giữ suốt mấy nghìn năm lịch sử; thể hiện đầy đủ, nổi bật ý nghĩa triết lý về sự trường tồn, sức mạnh vật chất và văn hóa trong đời sống của dân tộc ta. Đó là một dân tộc có nguồn gốc “cha Rồng, mẹ Tiên”; là sự giao thoa, nơi hội tụ, hòa hợp của trời và đất tạo thành sức mạnh vô biên để vượt qua mọi hiểm nguy, thử thách; đồng thời đề cao những giá trị tinh thần nhân văn sống nhân nghĩa, tương thân tương ái, quý trọng tình người, yếu tố cốt lõi làm nên ý nghĩa sâu sắc của ngày Giỗ Tổ. Có thể nói, chỉ có một dân tộc hùng tráng như Việt Nam thì cội nguồn dân tộc mới đạt đến giá trị tâm linh và toát lên ý nghĩa triết lý cao đẹp, trở thành chất keo gắn kết 54 dân tộc anh em thành một khối vững bền. Và hiếm có một dân tộc nào trên thế giới có chung một ngày giỗ Tổ như dân tộc ta.

Xét về phương diện xã hội, Giỗ Tổ Hùng Vương có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam; vừa thiêng liêng vừa cụ thể, là sợi dây cố kết cộng đồng, tạo nên truyền thống đoàn kết, lòng tự hào và tự tôn dân tộc từ quá khứ đến hiện tại, rồi cùng nhau đi tới tương lai. Đây cũng đồng thời là chỗ dựa tâm linh cho các thế hệ con người Việt Nam, nơi hòa hợp dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước…

Vì vậy, từ xa xưa, Lễ hội Đền Hùng đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt Nam. Bản ngọc phả viết thời Trần, đến năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “... Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mùng 10 tháng 3 hàng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng 3) do dân sở tại làm lễ. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.

Về thăm Đền Hùng một sáng tháng ba, với lòng tự hào, thành kính và biết ơn sâu sắc, đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh, thu vào tầm mắt một vùng rộng lớn cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy tụ hội, chúng ta càng khắc sâu hơn lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”( 1) để đoàn kết, nỗ lực, vượt mọi khó khăn, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, chung tay xây dựng nước nhà ngày thêm tươi đẹp, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

ThS. Lê Đình Tư

(Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa)

-------------

1. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong (Sư đoàn 308, Quân đoàn 1) chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô Hà Nội (tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, sáng 19 tháng 9 năm 1954).


ThS. Lê Đình Tư

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]