Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao
Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài đã khiến giá cước vận tải biển tăng cao từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Đứng trước khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang phải xoay xở, đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.
Giá cước vận tải biển tăng cao, khiến doanh nghiệp may mặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn.
Công ty TNHH 888 (thuộc Tổng Công ty CP May 10) tại xã Quảng Hợp (Quảng Xương) là doanh nghiệp chuyên gia công hàng may mặc gồm áo Jacket, áo dạ, vest nữ, quần thể thao xuất đi thị trường các nước EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada... Ông Lê Văn Bắc, giám đốc điều hành công ty cho biết: "Từ đầu năm 2024 đến nay, công ty liên tục phải tăng ca để kịp đơn hàng xuất cho đối tác. Việc công ty ký được nhiều đơn hàng không chỉ đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động đến hết tháng 8/2024 mà còn góp phần đưa giá trị xuất khẩu của công ty trong quý I/2024 đạt doanh thu gần 38 tỷ đồng, tăng 7% so cùng kỳ. Tuy nhiên, do căng thẳng chiến sự ở vùng Biển Đỏ thời gian gần đây đã đẩy giá cước vận tải biển tăng cao, tác động đến chi phí giá thành sản phẩm hàng hóa dệt may xuất khẩu. Vì vậy, dù doanh thu trong quý I đạt gần 38 tỷ đồng nhưng lợi nhuận so cùng kỳ, giảm gần 5 tỷ đồng".
Lợi nhuận giảm nhưng đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động, công ty vẫn phải chấp nhận, đồng thời có những giải pháp để ứng phó như tập trung toàn lực công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là tay nghề người lao động. Bên cạnh đó, nghiên cứu, tổ chức lại sản xuất, sản phẩm làm ra vừa rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, phát động các phong trào thi đua hàng năm, hàng quý, hàng tháng tạo động lực cho người lao động hăng say lao động sản xuất. Mặt khác, doanh nghiệp đang theo dõi sát tình hình để thỏa thuận đơn hàng mới cho quý tiếp theo nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp.
Hiệp hội đá Thanh Hóa có 150 doanh nghiệp tham gia sinh hoạt trong tổ chức hội, mỗi năm sản xuất, cung ứng ra thị trường đem lại giá trị khoảng 50 triệu USD (đối với đá xuất khẩu) và 2.000 tỷ đồng (đối với đá nội địa). Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Hiệp hội đá Thanh Hóa, cho biết: "Mặc dù thị trường đá xuất khẩu từ quý I/2024 đến nay đã có nhiều khởi sắc, tăng 54,3% so cùng kỳ, song do ảnh hưởng của giá cước vận tải biển tăng cao nên lợi nhuận gần như bằng không. Dù vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu đá vẫn phải chấp nhận để duy trì đơn hàng, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động. Đồng thời, nỗ lực tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu mới, không phụ thuộc nhiều vào thị trường châu Âu. Bên cạnh đó, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ đá nội địa ở các tỉnh, thành trong cả nước".
Thanh Hóa có 212 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ở 53 thị trường với các nhóm ngành, lĩnh vực như: giày dép, may mặc, nông sản, vật liệu xây dựng... Mặc dù quý I/2024, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ với giá trị xuất khẩu đạt hơn 1,57 tỷ USD, tăng 60,5% so với cùng kỳ và bằng 26,3% so với kế hoạch năm. Song, do ảnh hưởng cuộc xung đột tại vùng Biển Đỏ kéo dài đã khiến giá cước vận tải biển tăng cao từ 80%, thậm chí lên 300% so với tháng 12/2023 đã khiến các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trên địa bàn cả nước nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Để đối phó với tình trạng này, theo ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu (Sở Công Thương Thanh Hóa): Các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài chủ động xây dựng phương án đàm phán với đối tác để giãn thời gian giao/nhận hàng, cần tính đến việc mua bảo hiểm để tránh rủi ro khi chậm trễ trong giao/nhận hàng hóa. Bên cạnh đó, nỗ lực tìm kiếm thị trường mới, không phụ thuộc nhiều vào thị trường châu Âu... Mặt khác, Sở Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa và khơi thông thị trường hàng hóa xuất khẩu của tỉnh; tiếp tục tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về các Hiệp định FTA, hỗ trợ các doanh nghiệp làm việc với các đơn vị của Bộ Công Thương, các tham tán thương mại để tìm hiểu thông tin thị trường xuất khẩu.
Bài và ảnh: Minh Lý
{name} - {time}
-
2024-12-13 16:06:00
Điện lực Thạch Thành phát động ký cam kết an toàn lao động
-
2024-12-13 15:47:00
Tiếp tục định hướng phát triển năng lượng tái tạo
-
2024-04-29 11:40:00
Phát triển đàn bò thịt chất lượng cao
Nâng cao hơn nữa chất lượng và vai trò của Kiểm toán nhà nước
Thường Xuân đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thúc đẩy phong trào khởi sự, khởi nghiệp kinh doanh cho thanh niên, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lang Chánh
Bảo đảm hoạt động giao dịch tài chính thông suốt những ngày nghỉ lễ
Củng cố mối quan hệ hữu nghị thông qua những mô hình kinh tế
Quan Hóa đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình, dự án
Thạch Thành chủ động bảo vệ rừng mùa nắng nóng
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng