(Baothanhhoa.vn) - Thị trường bán lẻ trong nước tiếp tục thu hút sự quan tâm đầu tư, khai thác của các tập đoàn bán lẻ ngoài nước. Điều này một mặt cho thấy sức hấp dẫn của thị trường và tiềm năng phát triển của ngành bán lẻ, đồng thời đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Doanh nghiệp bán lẻ nội địa nỗ lực giữ ưu thế trên “sân nhà”

Thị trường bán lẻ trong nước tiếp tục thu hút sự quan tâm đầu tư, khai thác của các tập đoàn bán lẻ ngoài nước. Điều này một mặt cho thấy sức hấp dẫn của thị trường và tiềm năng phát triển của ngành bán lẻ, đồng thời đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Doanh nghiệp bán lẻ nội địa nỗ lực giữ ưu thế trên “sân nhà”Người tiêu dùng mua hàng tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa.

Cùng với nền tảng và thế mạnh sẵn có, hoạt động bán lẻ vẫn tiếp đà tăng trưởng và đang góp phần không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà. Việc tổ chức các kênh phân phối tới người tiêu dùng sao cho hiện đại và phù hợp với nhu cầu mua sắm của người dân một cách hiệu quả nhất đã trở thành vấn đề cấp thiết. Trong khi, các doanh nghiệp nước ngoài đã sớm nắm bắt xu hướng và đã tổ chức các hình thức phân phối bán lẻ thực sự hiệu quả và hiện đại, điển hình như hệ thống Siêu thị Big C. Điều đó đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa là làm sao có thể giữ vững được ưu thế thị trường trên “sân nhà”.

Trong bối cảnh còn nhiều yếu tố tác động đến thị trường, các nhà bán lẻ buộc phải cân nhắc, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để duy trì sức mua. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn tỉnh đã tung hàng loạt phương thức kích cầu mua sắm mới. Ngay từ đầu tháng 3-2023, khách hàng có thẻ thành viên Co.opmart khi mua sắm tại hệ thống bán lẻ này sẽ được tham gia chương trình “Tích tem đổi quà”. Hay hệ thống cửa hàng Điện Máy Xanh mở bán hình thức trực tuyến hàng loạt các sản phẩm gia dụng, có sản phẩm giảm đến 48%. Còn Siêu thị Big C duy trì hơn 1.000 mặt hàng thiết yếu giảm giá 10 - 50%, sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để ổn định giá cả hàng hóa, duy trì sức mua...

Hiện nay, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã và đang thay đổi rõ rệt, trong đó chú trọng hơn tới các mặt hàng thiết yếu, giảm giá, khuyến mãi và có sự so sánh giá để chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả hơn. Đặc biệt là xu hướng “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang được triển khai hiệu quả. Hiện nay trên quầy kệ, tỷ lệ hàng Việt khá cao trong các hệ thống phân phối. Mặt hàng lương thực thực phẩm, tiêu dùng thiết yếu trong hệ thống phân phối này chiếm hơn 90%, giúp doanh nghiệp tạo đầu ra, duy trì doanh thu, sản lượng, tiếp tục đảm bảo năng lực cạnh tranh.

Có thể nói, hiện nay các doanh nghiệp trong nước hầu như vẫn chiếm ưu thế trên “sân nhà” với khoảng 70 - 80% số điểm bán trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc các nhà bán lẻ nước ngoài đổ vốn vào thị trường Việt cũng gây sức ép nhất định đến “miếng bánh” thị phần của doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Điều này cũng thôi thúc các doanh nghiệp Việt phải tìm hướng đi để cạnh tranh.

Trưởng Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công Thương) - ông Lê Văn Khoa, nhấn mạnh: Nếu các doanh nghiệp bán lẻ nội địa không thay đổi, vị thế dẫn đầu sẽ trao cho các đơn vị khác. Ngoài ra, muốn cạnh tranh hiệu quả trong tình hình mới, các doanh nghiệp bán lẻ cần làm ngay một số vấn đề. Trước hết, phải xem vai trò của người lao động là yếu tố quan trọng, góp phần tăng trưởng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nhà bán lẻ phải tích cực chuyển đổi số, nếu không ứng dụng công nghệ thông tin thông qua phương thức thương mại điện tử sẽ mất lợi thế rất lớn. Ngoài những kênh truyền thống, đơn vị bán lẻ phải gia tăng hoạt động này với một hệ thống data. Cùng với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì các doanh nghiệp trong tỉnh cũng cần tập trung nâng cao công nghệ sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng với giá cả phù hợp để cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài, giúp thay đổi tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng. Có như vậy, hàng Việt mới cạnh tranh được với hàng ngoại ngay tại thị trường của mình. Thời gian tới, Sở Công Thương định hướng cho doanh nghiệp hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa, tập trung trước hết vào các chuỗi hàng nông sản thực phẩm thiết yếu của thị trường. Đồng thời, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa cải thiện chất lượng hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh; có giải pháp quản lý thị trường, chống hàng nhái, hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]