Để Nghị định về tuyển dụng giáo viên hợp đồng sớm mang lại hiệu quả (Bài cuối): Để giáo viên yên tâm gắn bó với nghề
Trước những bất cập nảy sinh, hơn hết cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương nhằm “giữ chân” giáo viên hợp đồng yên tâm cống hiến với nghề.
Trường Tiểu học Hoằng Xuân 1 (Hoằng Hóa).
Khó “giữ chân” giáo viên
Sau khi trúng tuyển giáo viên hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ (Nghị định 111), anh L.Đ.T ở huyện Triệu Sơn được Trường THCS Hoằng Phong (Hoằng Hóa) ký hợp đồng giảng dạy môn Mỹ thuật. Tuy nhiên, sau một thời gian công tác anh T đã quyết định tạm dừng công việc, lý do là mức lương 4.200.000 đồng/tháng và chỉ được ký hợp đồng 9 tháng không đảm bảo cho cuộc sống gia đình, trong khi đó lại công tác xa nhà.
Tương tự, cô C.T.D giáo viên hợp đồng môn Giáo dục công dân tại một trường cấp 2 trên địa bàn huyện Hoằng Hóa cho biết: “Thời gian ký hợp đồng theo Nghị định 111 chỉ 1 năm, nên chúng tôi chưa thể ổn định và yên tâm công tác. Bên cạnh đó, do nhà xa lương không ổn định, không đảm bảo thu nhập nên tôi đã quyết định xin nghỉ việc và chuyển qua làm công việc khác".
Huyện Hoằng Hóa có 8 giáo viên hợp đồng được ký theo Nghị định 111 hiện nay đã nghỉ việc, với lý do là trúng tuyển viên chức ở nơi khác, và một phần do thu nhập không ổn định.
Tại huyện Cẩm Thủy, tính đến tháng 10/2024 đã có 4 giáo viên dừng hợp đồng theo Nghị định 111 với lý do trúng tuyển viên chức tại địa phương khác, gây ảnh hưởng khá lớn đến việc bố trí giáo viên giảng dạy đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn.
Cần giải pháp đồng bộ
Đứng trước những khó khăn về việc chi trả tiền lương, chế độ, chính sách cho giáo viên hợp đồng theo Nghị định 111, cũng như khó khăn trong tuyển dụng, giữ chân giáo viên, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để tìm cách tháo gỡ.
Theo đó, tại huyện Như Xuân, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch Nguyễn Quang Trường cho biết: Để giải quyết tình trạng chậm chi trả lương cho giáo viên và để các nhà trường không bị ảnh hưởng bởi việc phải bố trí nguồn chi thường xuyên để trả lương, phụ cấp cho giáo viên hợp đồng, ngày 10/10/2024 UBND huyện đã có Tờ trình Sở Tài chính về việc xin bổ sung kinh phí chế độ lao động hợp đồng làm giáo viên năm 2024 theo Nghị định 111 (đợt 1 và đợt 2), với nhu cầu kinh phí đề nghị bổ sung trên 3,6 tỷ đồng.
Được biết, sau khi nhận được Tờ trình của UBND huyện Như Xuân, Sở Tài chính đã tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh phân bổ kinh phí. Sau khi được UBND tỉnh phân bổ kinh phí, huyện sẽ thực hiện phân bổ về các trường để bù lại số tiền chi thường xuyên của các trường đã dùng chi trả cho giáo viên hợp đồng.
Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện Hoằng Hóa Nguyễn Văn Ngọc cho biết: Hiện tại Phòng Nội vụ đã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tham mưu kịp thời việc chi trả các chính sách cho giáo viên hợp đồng theo Nghị định số 111. Đối với tình trạng thiếu giáo viên, huyện sẽ chỉ đạo các nhà trường thực hiện dồn nhóm, lớp trong điều kiện có thể; điều động biệt phái giáo viên từ trường thiếu ít sang trường thiếu nhiều. Ngoài ra, huyện còn thực hiện điều động giáo viên dạy liên trường...
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Văn Thức cho biết: Sở sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Nội vụ giao bổ sung chỉ tiêu biên chế giáo viên theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị. Đến năm 2025, Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với Sở Nội vụ dự kiến tham mưu cho UBND tỉnh giao 6.507 chỉ tiêu lao động hợp đồng giáo viên theo Nghị định số 111 tương ứng với 50% số lượng còn thiếu giữa số UBND tỉnh giao và số lượng theo định mức quy định của Bộ GD&ĐT.
Đồng thời, Sở GD&ĐT tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó thực hiện các giải pháp tổng thể như tạo nguồn giáo sinh để sử dụng, tuyển dụng; sử dụng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp lại quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh đảm bảo theo đúng quy định, giảm thiểu số điểm trường, nhóm, lớp nhỏ lẻ; linh hoạt bố trí giáo viên dạy liên trường, liên cấp và dạy tăng tiết; biệt phái giáo viên từ trường thừa đến trường thiếu thuộc thẩm quyền...
Các giải pháp đồng bộ, sự phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương sẽ góp phần “tháo gỡ” tình trạng thiếu giáo viên hiện nay và hơn hết là giúp giáo viên hợp đồng yên tâm gắn bó với nghề, cống hiến cho sự nghiệp trồng người, để từ đó nâng cao chất lượng GD&ĐT của tỉnh.
Nguyễn Đạt - Anh Tuân
{name} - {time}
-
2024-11-21 10:11:00
IELTS 7.0 cần bao nhiêu từ vựng? Bí quyết học từ vựng hiệu quả
-
2024-11-21 10:01:00
Đầu tư mua sắm trang thiết bị theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gặp khó
-
2024-10-22 15:05:00
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Vẫn còn những khó khăn
Trường THPT Hậu Lộc 2: 40 năm trang sử tự hào
Để Nghị định về tuyển dụng giáo viên hợp đồng sớm mang lại hiệu quả (Bài 2): Còn nhiều rào cản
Triển lãm du học kết nối tỉnh Niigata (Nhật Bản) và tỉnh Thanh Hóa
Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa khai giảng năm học mới 2024-2025
Để Nghị định về tuyển dụng giáo viên hợp đồng sớm mang lại hiệu quả (Bài1): Gỡ nút thắt
Xu hướng lựa chọn học tiếng Trung Quốc trong giới trẻ
Vụ cô giáo “tác động vật lý” với học sinh lớp 1: Nhiều học sinh bị bạo lực
Bộ GD-ĐT công bố dự thảo phương án tuyển sinh lớp 10 từ năm 2025
Sửa đổi, bổ sung quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ