Để các lễ hội mùa xuân diễn ra an toàn, lành mạnh
Chuẩn bị đón lượng khách lớn đến với Thanh Hóa trong dịp lễ hội đầu xuân, các địa phương, ban quản lý di tích đã ban hành kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ban, lực lượng chức năng và đơn vị liên quan trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội.
Công tác PCCC trong suốt mùa lễ hội đầu xuân tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) sẽ được đặc biệt chú trọng.
Trong đó đặc biệt chú trọng công tác đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ và thực hiện nếp sống văn minh ở khu vực di tích, để lễ hội mùa xuân diễn ra thực sự an toàn, lành mạnh.
Khu Di tích lịch sử văn hóa Cửa Đạt (Thường Xuân) là một trong những điểm đến thu hút lượng lớn người dân và du khách thập phương trong dịp lễ hội đầu xuân. Đến thời điểm hiện nay, huyện Thường Xuân đang khẩn trương triển khai công tác đảm bảo hoạt động đón khách. Trong đó, ban tổ chức lễ hội chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện về cơ sở vật chất, chỉnh trang khuôn viên, bố trí quy hoạch lại khu vực bán hàng tại di tích Đền thờ Cô Ba - thác Mạ, Khu Di tích lịch sử văn hóa Cửa Đạt, vệ sinh môi trường và các điều kiện khác đảm bảo hoạt động đón khách. Cùng với đó, chú trọng công tác phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong thời gian cao điểm, tránh xảy ra tình trạng ùn tắc, lấn chiếm lòng lề đường... Đặc biệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp tránh để xảy ra tình trạng móc túi trộm đồ của du khách và các trò chơi cờ bạc trá hình tại di tích.
Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) huyện Thường Xuân Lê Hữu Giáp, cho biết: “Hiện nay huyện Thường Xuân đã ban hành kế hoạch tổ chức đón khách về dâng hương tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Cửa Đạt và Đền Cô Ba - thác Mạ năm 2024. Thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý Nhà nước, Phòng VHTT sẽ thường xuyên kiểm tra các hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội, đáp ứng yêu cầu an toàn, lành mạnh và tiết kiệm. Đối với các hành vi lợi dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động cờ bạc trá hình, mê tín dị đoan, vui chơi có thưởng trong khu vực di tích sẽ được ban tổ chức lễ hội phối hợp với lực lượng chức năng xử lý triệt để”.
Còn tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân), dịp Tết cổ truyền năm nay, ban quản lý di tích sẽ phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức nhiều hoạt động như: Viết câu đối, cho chữ đầu xuân tại Đền thờ Vua Lê Thái tổ; trưng bày triển lãm ảnh; lễ hội khai Xuân (ngày 4 tháng Giêng); Lễ hội Trung túc vương Lê Lai với các trò chơi, trò diễn dân gian, lễ hội rước kiệu (ngày 8 tháng Giêng). Cùng với đó, ban quản lý di tích tiến hành nâng cấp, bổ sung hệ thống bảng biển chỉ dẫn, biển tuyên truyền nội quy, thực hiện văn minh du lịch; trồng hoa ở các tuyến đường, nội khu di tích; chỉnh trang khu vực ki-ốt thông tin du lịch và bán vé...
Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh Nguyễn Xuân Toán, cho biết: “Để lễ hội mùa xuân diễn ra thực sự an toàn, lành mạnh, cùng với việc xây dựng các phương án đón tiếp và phục vụ khách, ban quản lý đặc biệt chú trọng đến công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Đối với khu vực Chính điện, các tòa Thái miếu và một số khu vực khác trong khu di tích được bố trí trên 200 bình PCCC. Bên cạnh đó, ban quản lý chủ động phối hợp với các đơn vị, lực lượng chức năng địa phương kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, nguồn điện tại các khu vực dâng hương, thờ tự... Các khu vực dâng hương, hóa vàng mã sẽ bố trí nhân viên túc trực, hướng dẫn du khách thực hiện đúng quy định”.
Để lễ hội Xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra an toàn, lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cũng đã ban hành Văn bản số 6504/SVHTTDL-QLDL về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Trong đó, Sở VHTT&DL đề nghị UBND các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để lễ hội diễn ra đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa tại địa phương, không để những hình ảnh phản cảm diễn ra trong lễ hội. Đặc biệt, không để tình trạng lợi dụng lễ hội, đông người để tuyên truyền nội dung phản động, kích động bạo lực, mê tín dị đoan, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, cờ bạc trá hình... Ngoài ra, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh, về các giá trị, ý nghĩa đích thực của tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống trong lễ hội.
Sở VHTT&DL sẽ phối hợp với các đơn vị, lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức và hoạt động lễ hội. Qua đó kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm.
Có thể nói, những năm gần đây một số tệ nạn và những biến tướng tại các khu, điểm di tích trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm mạnh, góp phần phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của hoạt động lễ hội đầu xuân. Tuy nhiên, cùng với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và lực lượng chức năng, mỗi người dân cần nâng cao tinh thần tự giác, trách nhiệm trong việc xây dựng nếp sống văn minh khi đến dâng hương, vãn cảnh tại các di tích và tham gia vào các lễ hội đầu xuân.
Bài và ảnh: Hoài Anh
{name} - {time}
-
2024-12-22 17:47:00
Cầu nối thông tin hữu ích ở các xã vùng “sáu Thanh”
-
2024-12-22 13:44:00
Xây dựng quy ước, hương ước gắn với thực tiễn đời sống
-
2024-02-06 07:59:00
Không để xảy ra biến tướng, lợi dụng hoạt động tâm linh trục lợi trong dịp Tết
Cặp đôi siêu giàu Ấn Độ tổ chức đám cưới tại Thị trấn Hoàng Hôn
[E-Magazine] – “Tết Việt”- Giữ hồn Tết xưa!
Không gian tết xưa tại làng cổ Đông Sơn
Tết Việt trong lòng bạn bè
“Tết xưa, làng cổ” Xuân Giáp Thìn năm 2024
[Podcast] Truyện ngắn: Áo mới hoa đào
Thành Sơn gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
[E-Magazine] - Ký ức mùi vị: Một thời chợ tết
Gìn giữ văn hóa từ hương ước, quy ước làng