(Baothanhhoa.vn) - Chiều 13/2, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

ĐBQH Cao Thị Xuân góp ý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Chiều 13/2, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

ĐBQH Cao Thị Xuân góp ý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)

Tham gia góp ý về những trường hợp được ban hành nghị quyết của Quốc hội, ĐBQH Cao Thị Xuân (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá), Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, theo Tờ trình của Chính phủ, để thực hiện chủ trương luật hóa đến mức tối đa những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Một điểm mới tại Khoản 2 Điều 10 của dự thảo luật là quy định Quốc hội chỉ ban hành nghị quyết trong 3 trường hợp.

Trong đó ngoài 2 trường hợp được nêu cụ thể: Một là thực hiện thí điểm một số chính sách mới; hai là tạm ngưng điều chỉnh hiệu lực hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần nghị quyết, luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng yêu cầu cấp bách. Còn trường hợp thứ ba là vấn đề khác do Quốc hội quyết định là quy định có tính linh hoạt, dự phòng, còn lại đều phải ban hành luật để điều chỉnh.

Tuy nhiên, đặt quy định này trong sự so sánh với điểm c Khoản 1 Điều 10 của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ thì thấy quy định việc Quốc hội ban hành nghị quyết để thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ, thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, như vậy phải chăng có sự thiếu thống nhất, chưa đồng bộ giữa 2 dự thảo luật trong xác định các trường hợp Quốc hội có thể ban hành nghị quyết hay phải hiểu nghị quyết của Quốc hội về thành lập, bãi bỏ bộ, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh không phải là văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ là văn bản hành chính. Còn nếu xác định loại nghị quyết này là văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Cao Thị Xuân thấy nên cân nhắc tại khoản 3 Điều 10, chuyển từ nội dung vấn đề khác do Quốc hội quyết định thành vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội như quy định tại điểm e khoản 2, Điều 15 luật hiện hành sẽ hợp lý hơn.

Về trình tự xem xét thông qua dự thảo luật, nghị quyết của Quốc hội tại Điều 40, ĐBQH Cao Thị Xuân cho rằng, thực tiễn xây dựng pháp luật cho thấy từ công đoạn đề xuất chính sách mới qua hoạt động tham vấn, thẩm tra, chỉnh lý đến công đoạn trình Quốc hội thông qua luật thì nội dung chính sách mới có thể thay đổi ở nhiều mức độ khác nhau để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.

Trong quy trình thông qua Luật hiện nay, một kinh nghiệm rất hay đại biểu Cao Thị Xuân nghĩ nên được luật hóa. Đó là, trước khi trình Quốc hội thông qua dự án luật thì báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn có một phần nêu rõ những điểm mới của các dự án luật sửa đổi, bổ sung. Để tiếp tục phát huy thực tiễn tốt này, đại biểu Cao Thị Xuân đề nghị bổ sung vào khoản 8 Điều 40 nội dung “Đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo cần làm rõ những nội dung chính sách mới so với chính sách hiện hành”. Điều này sẽ rất thuận tiện cho công tác tuyên truyền, phổ biến, truyền thông chính sách, thuận lợi cho việc triển khai thi hành pháp luật cũng như cơ sở để giải thích pháp luật trong trường hợp cần thiết.

Về nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật, đại biểu Cao Thị Xuân tán thành với những đổi mới mạnh mẽ về cơ chế bảo đảm nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật quy định tại Điều 69 và Điều 70 của dự thảo luật, gồm cả đãi ngộ đặc biệt về nhân lực, tài lực, đầu tư hiện đại hóa để tăng cường ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo.

Đại biểu Cao Thị Xuân cho rằng đây là sự đầu tư xứng đáng cho một hệ thống pháp luật, đáp ứng 12 tiêu chí mà Bộ Chính trị đã đề ra trong Kết luận 119 về tính dân chủ, chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ áp dụng, tiết kiệm thời gian, chi phí và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị với việc tách bạch quy trình xây dựng chính sách và hoạt động xây dựng dự thảo cần quan tâm đầu tư ưu đãi nguồn lực ngay từ khâu nghiên cứu chính sách. Đề nghị nghiên cứu thể hiện khoản 1, khoản 2 Điều 70 tương thích, đồng bộ về nội dung này.

Về tham vấn góp ý với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 6 và Điều 30, đại biểu Cao Thị Xuân cho rằng, theo quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 2 Điều 30 của dự thảo luật thì cơ quan lập đề xuất chính sách thực hiện tham vấn Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ đối với chính sách liên quan trực tiếp thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 75 của Hiến pháp năm 2013 thì khi ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc. Đây là quy định của Hiến pháp, thể hiện sự khác biệt về nhiệm vụ, quyền hạn giữa Hội đồng Dân tộc với các cơ quan của Quốc hội.

Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần phải cụ thể hóa nội dung tại khoản 3 Điều 15 của Hiến pháp vào dự thảo luật. Theo đó, đề nghị bổ sung thêm một nội dung, đó là lấy ý kiến của Hội đồng Dân tộc đối với chính sách dân tộc (nếu có) vào Điều 6 và Điều 30 của dự thảo Luật.

Quốc Hương

Tin liên quan:
  • ĐBQH Cao Thị Xuân góp ý dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
    Cần làm rõ hơn cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội

    Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng 12/2, Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]