(Baothanhhoa.vn) - Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được phê duyệt theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 1719) có đa mục tiêu, đa ngành, đa lĩnh vực, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên do nhiều vướng mắc, khó khăn, nên việc thực hiện chương trình này vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài 2): Còn nhiều điểm nghẽn

Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được phê duyệt theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 1719) có đa mục tiêu, đa ngành, đa lĩnh vực, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên do nhiều vướng mắc, khó khăn, nên việc thực hiện chương trình này vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài 2): Còn nhiều điểm nghẽn

Cơ sở vật chất Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện Quan Hóa đã xuống cấp, nhưng chưa có căn cứ pháp lý để được nhận hỗ trợ sửa chữa từ Chương trình 1719. Ảnh: Đỗ Đức

Từ thiếu hành lang pháp lý...

Sau khi được Trung ương phân bổ vốn, tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời phân bổ và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền, tạo hành lang pháp lý để các ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình 1719. Đây là chính sách lớn, tích hợp từ nhiều chính sách thành phần, với cơ chế khác nhau, nhiều nội dung mới so với giai đoạn trước, trong khi trình độ của đội ngũ cán bộ ở khu vực miền núi của tỉnh còn chưa đồng đều, nên quá trình thực hiện ban đầu gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng này, cấp ủy, chính quyền các cấp ở nhiều địa phương đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, khẩn trương và đồng bộ nhiều giải pháp. Nhờ đó, việc thực hiện chương trình này đã và đang góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, cải thiện tinh thần cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo của khu vực miền núi với mức 7,37% trong năm 2022, vượt 4,37% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Song xét về tổng thể, tỷ lệ giải ngân vốn của chương trình còn thấp, nhiều dự án, tiểu dự án vẫn chưa được triển khai, hoặc triển khai chậm. Lý giải về điều này lãnh đạo nhiều huyện miền núi cho rằng, Chương trình 1719 giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, nhìn vào con số nhiều người nhầm tưởng đã thực hiện từ lâu, song thực tế triển khai mới được hơn 1 năm. Cụ thể là nguồn vốn triển khai thực hiện chương trình mới được phân bổ từ nửa cuối năm 2022. Cùng với chuẩn bị các bước thủ tục, quy trình chặt chẽ, nên trong năm 2022, nguồn vốn của nhiều tiểu dự án không thể giải ngân, phải chuyển tiếp sang năm 2023.

... việc triển khai thực hiện Chương trình 1719 còn gặp rào cản lớn do tình trạng chậm và thiếu đồng bộ văn bản hướng dẫn từ Trung ương, khiến địa phương lúng túng. Thậm chí địa phương không dám triển khai thực hiện trong khi tiền của dự án đã được phân bổ.

Không những vậy, việc triển khai thực hiện Chương trình 1719 còn gặp rào cản lớn do tình trạng chậm và thiếu đồng bộ văn bản hướng dẫn từ Trung ương, khiến địa phương lúng túng. Thậm chí địa phương không dám triển khai thực hiện trong khi tiền của dự án đã được phân bổ. Ví như, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 1719, đến tháng 6/2022 Ủy ban Dân tộc mới ban hành thông tư hướng dẫn (Thông tư số 02/2022/TT-UBDT), có hiệu lực từ ngày 15/8/2022. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn đi vào thực tiễn, văn bản này đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp. Và mới đây, ngày 21/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT. Việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với yêu cầu thực tiễn là cần thiết và đúng đắn, song sau khi văn bản từ Trung ương thay đổi thì hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc thẩm quyền ban hành của cấp tỉnh, cấp huyện cũng phải thay đổi theo. Tuy nhiên, đến nay, văn bản hướng dẫn từ các cơ quan Trung ương để thực hiện các tiểu dự án vẫn chưa đầy đủ.

Như trao đổi của ông Ngân Văn Hòa, Trưởng phòng Dân tộc huyện Quan Sơn: Việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn, hoặc hướng dẫn chưa đồng bộ từ một số cơ quan Trung ương, đã khiến cơ sở gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện. Cá biệt, đến nay tiểu dự án 1 của dự án 9 về “Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù” vẫn chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể về phương thức, định mức và địa bàn hỗ trợ từ Trung ương, nên huyện chưa có cơ sở để triển khai thực hiện.

... đến vướng ở nhiều quy định

Hiện các tiểu dự án liên quan đến đầu tư xây dựng của Chương trình 1719 đang gặp khó khăn ngay từ khâu hoàn thiện quy trình thủ tục đầu tư theo quy định. Tính toán sơ bộ của nhiều lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực miền núi, các bước thủ tục hồ sơ theo quy định nếu nhanh cũng phải mất 4 tháng, hoặc nửa năm mới hoàn thành. Thậm chí có dự án, thời gian hoàn thiện các bước thủ tục hồ sơ chuẩn bị đầu tư phải kéo dài hơn 1 năm do có thủ tục liên quan đến các cơ quan Trung ương. Điều này khiến nhiều dự án thuộc Chương trình 1719 vẫn chưa được khởi công xây dựng, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn.

Như dự án Đường giao thông và công trình phụ trợ Khu di tích quốc gia hang Co Phường (xã Phú Lệ) có tổng mức đầu tư hơn 18 tỷ đồng (giai đoạn 2021-2025). Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quan Hóa đã khẩn trương, chủ động thực hiện các bước thủ tục chuẩn bị đầu tư từ khoảng tháng 6/2023. Tuy nhiên, đến nay hồ sơ của dự án vẫn đang còn chờ thẩm định từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thêm một khó khăn trong việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng từ Chương trình 1719 là tình trạng thiếu vật liệu xây dựng. Bởi thực tế, ở khu vực miền núi hiện có rất ít mỏ vật liệu xây dựng phục vụ thi công các công trình dự án. Điều này đã khiến chi phí vận chuyển tăng cao, do nhà thầu phải mua vật liệu xây dựng ở khoảng cách xa, tiềm ẩn nguy cơ làm tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng.

Vốn giao để thực hiện dự án là 147,66 tỷ đồng, nhưng đến ngày 30/9, toàn tỉnh mới giải ngân 13,03 tỷ đồng, bằng 8,83% kế hoạch phân bổ chi tiết. Điều này có một phần do nhiều huyện không thể giải ngân được nguồn vốn hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của huyện.

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều huyện miền núi gặp khó khăn trong triển khai thực hiện tiểu dự án 3 của dự án 5 về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Vốn giao để thực hiện dự án là 147,66 tỷ đồng, nhưng đến ngày 30/9, toàn tỉnh mới giải ngân 13,03 tỷ đồng, bằng 8,83% kế hoạch phân bổ chi tiết. Điều này có một phần do nhiều huyện không thể giải ngân được nguồn vốn hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của huyện. Lý do là, theo Công văn số 1516/TCGDNN-KHTC ngày 31/7/2023 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) về giải quyết vướng mắc trong thực hiện các nội dung về giáo dục nghề nghiệp thuộc 3 chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 thì “Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện không phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp và không được hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, một số hạng mục công trình, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phương tiện đào tạo từ nguồn vốn 3 chương trình MTQG”.

Trên thực tế, việc triển khai thực hiện Chương trình 1719 vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó còn phải kể đến quy định của Trung ương về tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương hằng năm thực hiện của Chương trình 1719 ban hành sau thời điểm ban hành quyết định kế hoạch vốn trung hạn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025, nên việc bố trí vốn đối ứng thực hiện chương trình theo tỷ lệ quy định rất khó đảm bảo. Một số quy định yêu cầu địa phương ban hành trong khi không có văn bản hướng dẫn, như: cơ chế quay vòng vốn một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng; cơ chế lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình MTQG và các chương trình, dự án khác, sẽ dễ dẫn đến mỗi địa phương có quy định khác nhau, không thống nhất trong phạm vi cả nước. Ở một số huyện, nhiều hộ gia đình có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất nhưng quỹ đất của địa phương không thể cân đối, trong khi kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề do chưa có hoặc thiếu đất sản xuất và chưa có quy định về định mức đất sản xuất nên chưa thực hiện được, vì thực tế này đòi hỏi cần có hành lang pháp lý rõ ràng hơn để triển khai hiệu quả Chương trình 1719.

Tin liên quan:
  • Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Bài 2): Còn nhiều điểm nghẽn
    Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội ...

    Hiện nay, việc thực hiện các dự án, tiểu dự án theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719) đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã được phân bổ.

Đỗ Đức - Lê Hợi

Bài cuối: Tháo gỡ vướng mắc, khơi thông dòng vốn.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]