(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là tỉnh có các sản phẩm đa dạng và phong phú ở tất cả các lĩnh vực, một số sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản ẩm thực địa phương đã đi vào ca dao, tục ngữ và được nhiều nơi biết đến. Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình OCOP Thanh Hóa đã thu được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Chương trình OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Thanh Hóa là tỉnh có các sản phẩm đa dạng và phong phú ở tất cả các lĩnh vực, một số sản phẩm làng nghề truyền thống, đặc sản ẩm thực địa phương đã đi vào ca dao, tục ngữ và được nhiều nơi biết đến. Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình OCOP Thanh Hóa đã thu được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Chương trình OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP được bày bán tại siêu thị và hệ thống cửa hàng tiện ích.

OCOP tăng doanh thu cho các sản phẩm

Chương trình OCOP đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP, như: Các làng nghề truyền thống ở Nga Sơn, Nông Cống, Thiệu Hóa; trái cây và dược liệu ở các huyện miền núi phía Tây; các loại dưa, gạo ở vùng đồng bằng, trung du; thuỷ sản và chế biến từ thủy sản ở các huyện vùng biển...

Sau gần 4 năm thực hiện chương trình, từ 2018 - 2021, tỉnh Thanh Hóa đã có 158 sản phẩm OCOP của 89 xã, phường, thị trấn (24 huyện, thị xã, thành phố) với 103 chủ thể (38 DN, 36 HTX, 4 THT, 25 Hộ SXKD); 1 sản phẩm 5 sao, 40 sản phẩm 4 sao, 117 sản phẩm 3 sao. Trong đó, thực phẩm: 108; đồ uống: 9; TCMN: 24; Thảo dược: 17; nhiều sản phẩm OCOP khai thác hiệu quả vùng nguyên liệu địa phương, gắn với chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể, như: Mắm tôm Hậu Lộc; cói Nga Sơn, Quế ngọc Thường Xuân, bưởi Luận Văn, bánh lá răng bừa Xuân Lập; bánh gai - Thọ Xuân; nước mắm Ba Làng - Thị xã Nghi Sơn; cam Vân Du - Thạch Thành; gà đồi Như Xuân, chè lam Phủ Quảng, tương Làng Ái…

Sản phẩm OCOP được công nhận đều đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường. Một số doanh nghiệp, tập đoàn, siêu thị lớn đã đặt hàng, ưu tiên các sản phẩm OCOP đưa vào hệ thống phân phối, được tiêu thụ ổn định.

Chương trình OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Nhiều sản phẩm không chỉ tiêu thụ rộng trên thị trường nội địa mà còn tiếp cận với thị trường xuất khẩu.

Đặc biệt, nhiều sản phẩm OCOP đã đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, từng bước tiếp cận thị trường xuất khẩu như: Mắm tôm, mắm tép Lê Gia xuất khẩu vào thị trường Nga, Hàn Quốc, Đài Loan và Nam Phi; ống hút tre xuất khẩu Thụy Sỹ, Thụy Điển, Mỹ; đồ thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm từ cói của Công ty Việt Anh xuất khẩu trực tiếp và bán tại 64 siêu thị ở Hoa Kỳ; Ghế tre thư giãn cao cấp của công ty TNHH sản xuất và thương mại BambooVina xuất khẩu đi các thị trường Châu Âu, Đức, Mỹ; Dứa đóng hộp Trường Tùng xuất khẩu đi các nước Châu Âu, Nga, Hàn Quốc, Australia.

Các sản phẩm OCOP của Thanh Hóa được bán rộng rãi trong cả nước bằng hình thức trực tiếp hoặc qua thương mại điện điện tử. Nhiều sản phẩm OCOP đang hướng đến làm quà tặng sang trọng và có giá trị cao như: Sâm báo, yến chưng…

Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, giúp chủ thể nâng quy mô sản xuất và doanh thu tăng hàng năm từ 15-20%.

Thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Quyết định 622-QĐ/TU ngày 23-7-2021 của BCH Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 238/KH-UBND ngày 8-11-2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 xác định, một trong những nội dung quan trọng nhằm phát triển bền vững kinh tế nông thôn, đó là đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Theo ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, giai đoạn 2021-2025 Thanh Hóa tiếp tục triển khai hiệu quả và đồng bộ Chương trình OCOP với các nhiệm vụ ưu tiên, cụ thể: Triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực tổ chức sản xuất, chế biến và thương mại theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP; ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế nhằm phát huy bản sắc vùng miền, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và niềm tự hào của người dân, thúc đẩy giá trị của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là phát triển mô hình du lịch cộng đồng ở nông thôn; Hoàn thiện sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bao bì, nhãn mác gắn với truy xuất nguồn gốc, thương hiệu địa phương và nhãn hiệu hàng hóa; tăng cường áp dụng công nghệ số trong quản lý và thương mại sản phẩm để từng bước đẩy mạnh sản phẩm OCOP Thanh Hóa trên thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu...

Chương trình OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa trưng bày tại Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII.

Ông cũng cho biết thêm mục tiêu Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa đó là: Phấn đấu ít nhất 559 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 5 sản phẩm OCOP đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng, phấn đấu bình quân mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Phan Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]