Khi tỉnh, thành này được chọn lấy tên thì không phải tỉnh, thành kia sẽ mất đi, mà các đơn vị sẽ hòa quyện vào với nhau. Tên của các tỉnh, thành cũ vẫn sẽ còn mãi trong lịch sử... - đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim nói.

Chọn tên tỉnh, thành sau sáp nhập là cho tương lai, không thể thỏa mãn tất cả

Khi tỉnh, thành này được chọn lấy tên thì không phải tỉnh, thành kia sẽ mất đi, mà các đơn vị sẽ hòa quyện vào với nhau. Tên của các tỉnh, thành cũ vẫn sẽ còn mãi trong lịch sử... - đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim nói.

Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương khóa 13, Trung ương đã đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố.

Trong đó, có 11 tỉnh, thành không thực hiện sáp nhập; 52 tỉnh, thành còn lại sáp nhập thành 23 đơn vị mới.

Về tên gọi dự kiến của 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập, tất cả đều lấy tên của một tỉnh, thành trong số các tỉnh, thành cũ. Một số tỉnh, thành mới lấy theo tên gọi của tỉnh, thành này nhưng trung tâm hành chính đặt ở tỉnh, thành kia.

Chọn tên tỉnh, thành sau sáp nhập là cho tương lai, không thể thỏa mãn tất cả

Chia sẻ quan điểm về cách chọn tên dự kiến cho 34 tỉnh, thành mới sau sáp nhập, ông Vũ Trọng Kim, đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, cho rằng phương án chọn tên này là phù hợp.

Ông cho rằng, việc người dân mong muốn tên tỉnh mình được giữ lại vì những lý do lịch sử, văn hóa là điều chính đáng và là lẽ thường. Chúng ta nên tôn trọng những mong muốn, đề xuất đó.

Tuy nhiên, đã là ý kiến toàn dân thì sẽ rất đa dạng, nhiều góc độ cá nhân, quyết định cuối cùng chỉ được chọn một, vì thế rất khó làm thỏa mãn được tất cả.

“Khi Trung ương đã đưa ra phương án dự kiến, chắc chắn đã dựa trên những nguyên tắc, cơ sở, đã ghi nhận đề xuất từ phía địa phương”.

Nên nối tiếp lịch sử bằng sự đoàn kết, chung tay, đồng lòng

Theo ông, khi tỉnh, thành này được chọn lấy tên thì không phải tỉnh, thành kia sẽ mất đi, mà các đơn vị sẽ hòa quyện vào với nhau. Tên của các tỉnh, thành cũ vẫn sẽ còn mãi trong lịch sử của tỉnh, thành đó.

“Việc chọn tên một tỉnh, thành cũ làm tên của tỉnh mới sau sáp nhập là để giữ được sự thân quen, dễ gọi, dễ nhớ thay vì lấy tên tỉnh này một chữ, tên tỉnh kia một chữ”, ông Kim nói.

Chọn tên tỉnh, thành sau sáp nhập là cho tương lai, không thể thỏa mãn tất cả

Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim cho rằng, tên của các tỉnh, thành cũ vẫn sẽ còn mãi trong lịch sử của tỉnh, thành đó. Ảnh: Hoàng Hà

Những cái tên tỉnh xưa kia như Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hoàng Liên Sơn... cũng là tên tỉnh sau khi thực hiện sáp nhập giai đoạn 1975-1976 được nhiều người dân ưng ý và đề xuất.

Theo ông, những cái tên này đúng là đã đi vào lịch sử đất nước nhưng nó phù hợp với giai đoạn lịch sử đó và là dấu ấn để nhắc nhở chúng ta không quên lịch sử. Những tên gọi mới tới đây sẽ là một trang sử mới của đất nước.

“Chúng ta nên nối tiếp lịch sử bằng sự đoàn kết, chung tay, đồng lòng. Chính sự đoàn kết sẽ tạo tiền đề để chúng ta bước vào một giai đoạn mới với nghị lực mới, ý chí mới và tinh thần mới”.

Ngoài ra, ông Kim cho rằng, việc lấy tên tỉnh, thành nào, chọn trung tâm hành chính ở đâu không hẳn là chọn tỉnh, thành nổi tiếng hơn, kinh tế mạnh hơn mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như vị trí địa lý, giao thông, có phải là đầu mối để liên kết với các vùng khác không.

“Tức là không chỉ xét tỉnh, thành đó đứng độc lập, mà còn xét xem địa phương đó có thuận lợi để kết nối với các tỉnh, thành khác hay không. Chúng ta lựa chọn là cho tương lai nữa chứ không phải chỉ nhìn vào quá khứ. Thế mạnh thì ta có thể tiếp tục tạo ra. Tất cả những yếu tố đó, tôi tin là Trung ương đều đã có tính toán, cân nhắc”, ông nói.

Theo dự thảo Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính, việc đặt tên tỉnh, thành mới sau sắp xếp được đề xuất đặt theo tên của một trong các đơn vị hành chính (ĐVHC) trước sắp xếp.

Bộ tiêu chí sắp xếp gồm 6 tiêu chí: diện tích tự nhiên; quy mô dân số; lịch sử, truyền thống, văn hoá, tôn giáo, dân tộc; địa kinh tế; địa chính trị; quốc phòng, an ninh.

Ngoài ra, ưu tiên sắp xếp các ĐVHC miền núi, đồng bằng với các ĐVHC có biển; kết hợp hài hòa, hợp lý các ĐVHC có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau.

Việc sắp xếp ĐVHC, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng.

Theo Vietnamnet



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]