Bức bối chuyện vào lớp 10
Một thời gian dài gần như học xong cấp 2, học sinh sẽ vào cấp 3, trừ khi học lực quá yếu phải học hệ bổ túc văn hóa hoặc điều kiện gia đình không cho phép để học lên cao. Khi ấy chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 không quá nhiều, nhưng bởi số học sinh tốt nghiệp THCS mỗi năm không rơi vào tình trạng cầu vượt cung.
Dân số tăng, đô thị rộng thêm khiến cán cân cung cầu trong tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở nhiều đô thị, trong đó có TP Thanh Hóa ngày càng mất cân bằng. Phụ huynh có thể yên tâm là con em họ khó để trượt đại học, nhưng lại lo lắng có thể trượt cấp 3, dù học lực khá. Nhiều phụ huynh đã dùng từ “cuộc chiến vào lớp 10” để thay cho “thi vào lớp 10”.
TP Thanh Hóa dù có nhiều cơ sở giáo dục phổ thông, nhưng số trường công lập lại chưa nhiều. Những trường THPT được cho là có chất lượng giảng dạy tốt luôn có điểm chuẩn đầu vào cao chót vót. Ví dụ điểm chuẩn Trường THPT Hàm Rồng năm học 2023-2024 là 39,9 điểm. Các trường THPT Đào Duy Từ, Nguyễn Trãi, Tô Hiến Thành cũng chỉ thấp hơn khoảng 3 - 6 điểm. Nghĩa là muốn có một suất vào lớp 10 công lập học sinh phải đạt khoảng xấp xỉ 7 điểm/môn. Với Trường THPT Hàm Rồng, học sinh phải đạt 8 điểm/môn.
Việc phân bố các trường THPT ở nhiều địa bàn khác nhau tại TP Thanh Hóa trước hết nhằm thuận tiện cho việc học của học sinh. Ví dụ Trường THPT Hàm Rồng đặt tại phường Trường Thi nhằm tạo thuận lợi cho học sinh của khoảng hơn 10 phường xã phía Bắc của thành phố theo học. Tuy nhiên, nếu không đậu, nhiều học sinh phải di chuyển thêm 3km để đến Trường THPT Đào Duy Từ hoặc 5km đến Trường THPT Tô Hiến Thành. Những học sinh ở các phường Đông Cương, Thiệu Dương, Thiệu Vân, Thiệu Khánh... phải di chuyển 10 đến 15km để đến trường.
Việc các trường ngoài công lập mở ra để giải quyết bài toán đầu vào cho học sinh bậc THPT, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục. Tuy nhiên, với mức học phí hiện tại thì không phải gia đình nào cũng có thể đáp ứng.
TP Thanh Hóa ngày càng mở rộng, cư dân địa phương khác chuyển đến sinh sống ngày một nhiều, thêm gia tăng áp lực xã hội, trong đó có giáo dục. Tuy nhiên, về cơ bản chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường phổ thông công lập không tăng bởi nhiều lý do, trong đó có yếu tố cơ sở vật chất. Đây không chỉ là vấn đề riêng của TP Thanh Hóa, mà là thực trạng ở nhiều đô thị lớn.
Một mùa tuyển sinh vào lớp 10 nữa sắp bắt đầu khi mà về cơ bản chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường công lập ở TP Thanh Hóa chưa có sự đột biến. Với cơ sở vật chất hiện có, có lẽ tình trạng này sẽ còn phải kéo dài. Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 đã được phê duyệt, là cơ sở để các ngành chức năng cùng với thành phố tính toán tăng cơ sở vật chất đáp ứng tốt hơn nhu cầu tuyển sinh, để việc vào lớp 10 không còn là câu chuyện càng ngày càng bức bối.
Thái Minh
{name} - {time}
-
2024-11-21 10:11:00
IELTS 7.0 cần bao nhiêu từ vựng? Bí quyết học từ vựng hiệu quả
-
2024-11-21 10:01:00
Đầu tư mua sắm trang thiết bị theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gặp khó
-
2024-04-08 15:54:00
Hệ thống Anh ngữ Quốc tế Ocean Edu chào mừng lễ kỷ niệm 17 năm - Hành trình giúp hàng triệu người Việt giỏi tiếng Anh
Ngày hội Tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp - Việc làm dành cho sinh viên báo chí
Gian nan sự học dưới những tán rừng già
Thanh Hóa có 4 học sinh được chọn vào các đội tuyển thi Olympic khu vực châu Á năm 2024
Bỏ phụ cấp thâm niên: Tâm tư của nhà giáo
Bộ GD-ĐT đề xuất đưa phổ cập giáo dục mầm non 3-5 tuổi từ thí điểm sang đại trà
Bật mí về chi phí và điều kiện khi du học Hà Lan
Định cư Mỹ diện EB5 - Cơ hội lấy thẻ xanh cho cả gia đình và những điều cần biết
Chi phí du học Singapore có đắt không? Cần bao nhiêu tiền?
Du học New Zealand chi phí bao nhiêu?