(Baothanhhoa.vn) - Nhìn vào “sức nóng”, sức lan tỏa khi lần đầu tiên tỉnh Thanh Hóa công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI) cho thấy rằng: Phía sau những con số xếp hạng thứ bậc chính là những bài học kinh nghiệm, những dư địa cải cách được phát hiện và những khoảng cách cần được thu hẹp giữa nỗ lực của chính quyền và kỳ vọng của doanh nghiệp. Đây cũng là nội dung xoay quanh những trao đổi giữa Báo Thanh Hóa với ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương - đơn vị dẫn đầu xếp hạng DDCI khối các sở, ban, ngành cấp tỉnh năm 2021.

Ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa: “Kết quả DDCI là vinh dự nhưng cũng chính là áp lực của chúng tôi trong những giai đoạn tiếp theo”

Nhìn vào “sức nóng”, sức lan tỏa khi lần đầu tiên tỉnh Thanh Hóa công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI) cho thấy rằng: Phía sau những con số xếp hạng thứ bậc chính là những bài học kinh nghiệm, những dư địa cải cách được phát hiện và những khoảng cách cần được thu hẹp giữa nỗ lực của chính quyền và kỳ vọng của doanh nghiệp. Đây cũng là nội dung xoay quanh những trao đổi giữa Báo Thanh Hóa với ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương - đơn vị dẫn đầu xếp hạng DDCI khối các sở, ban, ngành cấp tỉnh năm 2021.

Ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa: “Kết quả DDCI là vinh dự nhưng cũng chính là áp lực của chúng tôi trong những giai đoạn tiếp theo”Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI trao biểu trưng cho các đơn vị top đầu khối sở, ban, ngành cấp tỉnh. Ảnh: Minh Hiếu

Phóng viên: Vừa qua, VCCI đã công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI) năm 2021. Sở Công Thương dẫn đầu khối các đơn vị sở, ban, ngành với số điểm là 78,66. Được biết, đây là lần đầu tiên tỉnh Thanh Hóa triển khai đánh giá, công bố DDCI. Ngay từ khi tiếp nhận chủ trương, Sở Công Thương nhận thức như thế nào về vấn đề này, thưa ông?

Ông Phạm Bá Oai: Có thể nói, các nội dung, nhiệm vụ thực hiện các chỉ số thành phần của Bộ Chỉ số DDCI Thanh Hóa chính là những nội dung nhằm nỗ lực xây dựng chính phủ kiến tạo và nền hành chính phục vụ. Sở Công Thương cũng như các cơ quan hành chính nhà nước khác đã triển khai thực hiện nghiêm túc theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.

Ngày 10-11-2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4511/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 với 7 mục tiêu cơ bản nhằm hệ thống hóa các nhiệm vụ xây dựng nền hành chính phục vụ, minh bạch, kiến tạo, hiệu lực, hiệu quả để các sở, ngành và UBND cấp huyện triển khai.

Ngay sau khi tiếp nhận chủ trương, trên cơ sở các mục tiêu của đề án được phê duyệt, Sở Công Thương xác định rằng DDCI là một chỉ số rất quan trọng đối với sở nói riêng và các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện nói chung. Đây là một trong những kênh thông tin chính thống cho doanh nghiệp đóng góp ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước. Việc so sánh với giá trị trung vị toàn tỉnh và đánh giá của các tỉnh/thành dẫn đầu, doanh nghiệp sẽ giúp các đơn vị tham mưu biết kết quả điều hành của từng đơn vị có đóng góp hay hạn chế như thế nào đến kết quả cạnh tranh và môi trường kinh doanh toàn tỉnh. Kết quả của Bộ Chỉ số DDCI ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách, ưu tiên thay đổi, cải cách của các sở, ban, ngành trong các năm tiếp theo.

Phóng viên: Kết quả công bố DCCI khối sở, ban, ngành được tổng hợp từ quá trình đánh giá trên 7 nhóm chỉ số thành phần, bao gồm: tính minh bạch và tiếp cận thông tin; tính năng động và vai trò của người đứng đầu; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; hỗ trợ doanh nghiệp và thiết chế pháp lý. Vậy đâu là những yếu tố giúp Sở Công Thương được cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đánh giá cao?

Ông Phạm Bá Oai: Nhận thức được tầm quan trọng của Bộ Chỉ số DDCI, ngay sau khi đề án được phê duyệt, tập thể ban lãnh đạo sở đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện 7 nhóm chỉ số thành phần trong Bộ Chỉ số DDCI. Trong đó, ưu tiên tập trung chỉ đạo 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp có thế mạnh của đơn vị trên tinh thần: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao các chỉ số về “tính minh bạch và tiếp cận thông tin” và “chi phí thời gian”.

Thực hiện yêu cầu về cải cách hành chính, trong những năm qua, Sở Công Thương đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ cải cách hành chính trên tất cả các nội dung như: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức, bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, hiện đại hóa hành chính. Sở thường xuyên quán triệt và triển khai tới tất cả cán bộ, công chức thực hiện tốt “4 tăng” (tăng ứng dụng công nghệ thông tin; tăng công khai minh bạch; tăng trách nhiệm trong thực thi công vụ; tăng sự hài lòng của tổ chức, công dân), “2 giảm” (giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính; giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính) và “3 không” (không phiền hà, sách nhiễu; không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá 1 lần trong quá trình thẩm tra, thẩm định, trình giải quyết công việc; không trễ hẹn); chấn chỉnh và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cơ quan.

Phóng viên: Trong các nhóm thành phần của DDCI, có một số tiêu chí rất khó định lượng và khó giải quyết (nếu phát sinh vấn đề) như: tính năng động và vai trò của người đứng đầu, chi phí không chính thức, hỗ trợ doanh nghiệp... Tuy nhiên, theo kết quả cho thấy, Sở Công Thương được đánh giá cao ở các nhóm tiêu chí “tính năng động và vai trò của người đứng đầu” và “hỗ trợ doanh nghiệp”. Đây không phải là kết quả dễ dàng có được. Bí quyết của Sở Công Thương trong thực hiện chỉ tiêu này là gì?

Ông Phạm Bá Oai: Việc thường xuyên bám sát, làm việc với các cơ sở, doanh nghiệp để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý công việc nhằm nâng cao các chỉ số về “tính năng động và vai trò của người đứng đầu” và “hỗ trợ doanh nghiệp” là mấu chốt của thực hiện các chỉ số này.

Hằng năm, Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch và phân công các đồng chí trong ban lãnh đạo trực tiếp làm việc với các địa phương, doanh nghiệp để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; tham mưu cho UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tiếp nhận các thông tin/phản ánh/kiến nghị liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành; tổ chức các hội nghị như: hội nghị giao ban sản xuất công nghiệp; hội thảo phổ biến thông tin, thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á; hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác, chế biến khoáng sản; hội nghị phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực thương mại, kinh doanh xăng dầu...

Bên cạnh đó, sở cũng tập trung đấu mối, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để báo cáo, đề xuất hướng xử lý nhằm giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ.

Cùng với đó, nhằm nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc, sở đã ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong tiếp nhận, xử lý văn bản đi, đến qua hệ thống phần mềm TDOffice theo dõi và quản lý công việc như:

Đẩy mạnh thực hiện sử dụng văn bản điện tử, giảm giấy tờ hành chính trong hoạt động hành chính của cơ quan sở; số hóa 100% văn bản đi, văn bản đến; đảm bảo điều kiện về trang thiết bị công nghệ thông tin để phục vụ cho việc tạo lập và cập nhật văn bản, tài liệu, hồ sơ điện tử; thường xuyên chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc trên phần mềm và qua môi trường mạng; 100% cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc.

Bổ sung, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định hiện hành trên trang thông tin điện tử sở để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp truy cập thông tin được thuận lợi.

Tập trung đôn đốc chất lượng, tiến độ các công việc tham mưu, đảm bảo không quá hạn, không bỏ sót nhiệm vụ; tăng cường phối hợp cung cấp thông tin, báo cáo giữa các phòng, đơn vị trong sở, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong sở, làm cơ sở để đánh giá chất lượng cán bộ, công chức và đề xuất thi đua, khen thưởng cuối năm.

Phóng viên: Kết quả DDCI được kỳ vọng sẽ “truyền lửa” cạnh tranh, thúc đẩy cải cách, góp phần nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đưa Thanh Hóa trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Nói như vậy để thấy rằng: Việc giành được vị trí xếp hạng cao vừa là vinh dự nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với Sở Công Thương trong các giai đoạn sau. Để giữ vững được vị trí dẫn đầu ấy, thời gian tới, Sở Công Thương có những định hướng, giải pháp cụ thể như thế nào?

Ông Phạm Bá Oai: Trong 7 chỉ số thành phần của Bộ Chỉ số DDCI, Sở Công Thương được đánh giá tốt ở 5/7 chỉ số; trong đó có 1 chỉ số xếp hạng 1; có 3 chỉ số xếp hạng 2 và 1 chỉ số xếp hạng 3. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sở vẫn còn 2 chỉ số được đánh giá ở nhóm khá: “Thiết chế pháp lý” và chỉ số “Chi phí không chính thức” đặt ra nhiều khó khăn, thử thách trong việc tiếp tục giữ vững xếp hạng.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ tiếp tục tìm hiểu, phân tích, đánh giá nguyên nhân sâu xa và căn bản dẫn đến một số chỉ số thành phần của Sở Công Thương chưa đạt được như kỳ vọng. Từ đó, tập thể lãnh đạo sở sẽ nghiêm túc tiếp thu trên tinh thần cầu thị và có tác động, thay đổi trong công tác chỉ đạo, điều hành các bộ phận chuyên môn xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ, biện pháp và phân công nhiệm vụ cụ thể để khắc phục trong nội bộ cơ quan sở.

Song song với đó là tiếp tục rà soát, kiểm tra các chỉ tiêu đã đạt cao để đánh giá nguyên nhân, kết quả được và đề ra giải pháp tiếp tục giữ vững điểm số trong kết quả đánh giá các năm tiếp theo. Đặc biệt là thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo điều hành của cấp ủy và chính quyền về công tác cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới thực chất và hiệu quả. Chúng tôi ý thức được rằng, các cơ quan khác cũng sẽ có những điều chỉnh để tạo sự cạnh tranh trong việc đánh giá DDCI của Thanh Hóa trong các năm tới, có nghĩa là nền hành chính của tỉnh ta ngày càng tiến bộ hướng tới mục tiêu phục vụ Nhân dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Bên cạnh đó, sở tiếp tục tăng cường giải quyết, gắn với kiểm soát, đánh giá, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; nâng cao tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, giao dịch thanh toán trực tuyến; đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ: Xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Một trong những giải pháp được đề ra để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này là: phát triển ngành công nghiệp theo hướng kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu. Có cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh, đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp nặng; trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ưu tiên thu hút một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao để tạo ra các động lực tăng trưởng mới. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, từng bước hình thành và phát triển một số cụm liên kết các ngành công nghiệp chủ lực.

Sở Công Thương ý thức được nhiệm vụ trong thời gian tới là hết sức nặng nề, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng với sự chỉ đạo điều hành linh hoạt, sâu sát của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; nỗ lực quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động Sở Công Thương; cộng với đó là sự quan tâm, hỗ trợ, đồng hành của các doanh nghiệp, Nhân dân trong tỉnh chắc chắn ngành công thương sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp và phục vụ.

Phóng viên:Xin cảm ơn ông!

Hương Thảo (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]