Xây dựng sân chơi cho trẻ em khu vực miền núi
Các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã sáng tạo, linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của cộng đồng xã hội để xây dựng sân chơi cho trẻ em ở khu vực miền núi. Từ đó, mang đến không gian vui chơi, giải trí, tạo môi trường để các em được phát triển toàn diện.
Đoàn Thanh niên xã Cát Tân (Như Xuân) bàn giao công trình khu vui chơi của thanh, thiếu niên cho thôn Thanh Vân.
Huyện Như Thanh hiện có trên 16.000 thanh, thiếu niên. Thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong huyện đã quan tâm, đẩy mạnh vận động, xã hội hóa các nguồn lực để đầu tư xây dựng, mua sắm lắp đặt trang bị các thiết bị vui chơi, giải trí, thể dục - thể thao cho thanh, thiếu niên. Từ đó, tạo các điểm rèn luyện sức khỏe, giải trí an toàn cho các em.
Tính đến nay, các cấp bộ đoàn trong huyện đã đầu tư xây dựng mới được 25 điểm vui cho thanh, thiếu niên, với tổng trị giá hơn 500 triệu đồng từ nguồn huy động các cơ quan, doanh nghiệp, kinh phí đóng góp từ quỹ đoàn, đội, và các hoạt động gây quỹ của tổ chức đoàn như rửa xe, cắt tóc... Tại các sân chơi đều được trang bị đồ chơi phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em như cầu trượt, xích đu, thang leo, xà đơn, xà kép... Ngoài ra, còn có nhiều dụng cụ, thiết bị vui chơi được các đoàn viên, thanh niên tự tay làm bằng nguồn nguyên liệu tái chế bảo đảm tiết kiệm, an toàn. Cùng với đó, để đa dạng các hoạt động vui chơi, Huyện đoàn Như Thanh đã quan tâm tổ chức nhiều hoạt động cho thanh, thiếu nhi như hội trại hè thiếu nhi, mở các lớp dạy kỹ năng sống, các lớp bóng đá, cầu lông, bóng bàn, dạy bơi... Đây là những hoạt động thiết thực, mang lại nhiều ý nghĩa đối với trẻ em trên địa bàn huyện.
Xã Xuân Phúc là điểm sáng trong xây dựng khu vui chơi cho trẻ em trên địa bàn huyện Như Thanh. Bí thư đoàn xã Trương Thị Nga cho biết: "Thời gian qua đoàn viên, thanh niên trong xã đã có nhiều giải pháp sáng tạo, ý tưởng độc đáo để tạo ra sân chơi cho thiếu nhi như tổ chức các hoạt động rửa xe tình nguyện để gây quỹ, đến các cửa hàng sửa chữa ô tô, xe máy xin lại những lốp xe ô tô, xe máy đã qua sử dụng sơn lại để tạo thành hàng rào sân chơi, làm hình các con vật ngộ nghĩnh, các loại đồ chơi lắp đặt tại các khu vui chơi. Đồng thời phối hợp cùng ban mặt trận các thôn huy động người dân tham gia xây dựng điểm vui chơi cho thanh, thiếu niên tại khuôn viên nhà văn hóa thôn... Tính đến nay, toàn xã đã xây dựng được 5 điểm vui chơi cho trẻ, với tổng kinh phí là 65 triệu đồng, nguồn vốn được huy động từ Nhân dân, cộng với ngày công do đoàn viên, thanh niên trực tiếp tham gia. Tại các sân chơi đều được lắp đặt đầy đủ trang thiết bị, đồ chơi như xích đu, cầu trượt... thu hút rất đông trẻ em đến chơi vào mỗi sáng sớm hoặc buổi chiều.
Em Lê Thị Ánh Nguyệt ở thôn Bái Con chia sẻ: Từ khi có sân chơi dành cho thiếu nhi tại nhà văn hóa thôn em và các bạn trong thôn thường xuyên đến đây để vui chơi vào mỗi buổi chiều. Tại đây có rất nhiều trò chơi thú vị, hấp dẫn không chỉ giúp em được vui chơi, giải trí, mà còn rèn luyện thể thao, nâng cao sức khỏe.
Việc tạo dựng những sân chơi bổ ích, an toàn, lành mạnh sẽ góp phần tạo điều kiện cho mọi trẻ em có cơ hội được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện. Bởi vậy, các cấp bộ đoàn trên địa bàn huyện Như Xuân đã đặc biệt quan tâm đến công tác này. Tính từ năm 2022 đến nay, các cấp bộ đoàn trong huyện đã hỗ trợ xây dựng được 27 điểm vui chơi cho thanh, thiếu niên với tổng trị giá 400 triệu đồng. Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm giúp thanh, thiếu niên có điểm sinh hoạt vui chơi an toàn.
Xác định việc xây dựng khu vui chơi cho thanh, thiếu niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, năm 2019 Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và Hội đồng Đội tỉnh Thanh Hóa đã phát động phong trào “Xây dựng khu vui chơi cho thanh, thiếu niên tại các nhà văn hóa thôn, phố” trong toàn tỉnh. Tỉnh đoàn cũng xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và giao chỉ tiêu cho Ban Thường vụ Đoàn - Hội đồng Đội các huyện, thị, thành phố và đoàn trực thuộc triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, tại các địa phương nhất là ở khu vực miền núi nơi sân chơi dành cho trẻ em đang còn thiếu thốn, các cấp bộ đoàn đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền dành quỹ đất, quy hoạch địa điểm xây dựng và tu sửa điểm sinh hoạt, vui chơi trên địa bàn. Đồng thời, tích cực tham gia huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, Nhân dân để xây dựng khu vui chơi và lắp đặt dụng cụ vui chơi cho các em.
Ngoài ra, thông qua các dịp ra quân cao điểm như tháng thanh niên, mùa hè tình nguyện, đoàn viên tại các địa phương đã chủ động bố trí, dành thời gian để chế tạo các dụng cụ, đồ chơi nhằm làm phong phú thêm cho các điểm vui chơi... Nhờ đó, đến nay tại nhiều huyện miền núi trong tỉnh đã xây dựng được nhiều điểm vui chơi, từng bước đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em.
Hiện nay nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em, nhất là ở khu vực miền núi là rất lớn, bởi vậy, để tạo được nhiều sân chơi thực sự an toàn, bổ ích, lành mạnh cho các em, cần hơn nữa sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân.
Bài và ảnh: Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2024-11-21 21:16:00
Những người “giữ hồn” di sản văn hóa (Bài 1): Chuyện về những “báu vật sống”
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2024-08-21 08:59:00
Hưởng trọn ưu đãi hấp dẫn khi vui chơi Tây Ninh, Phú Quốc 2/9
Mùa Vu Lan thiêng liêng tại núi Bà Đen, Tây Ninh
Những trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi đến Sầm Sơn dịp 2/9
Đông đảo công chúng tham quan, thưởng lãm Triển lãm Mỹ thuật Bắc miền Trung
Vĩnh Lộc phát động cuộc thi viết và thuyết minh giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
Chuyến hành trình đa tầng cảm xúc tại “siêu” lễ hội mùa thu 8WONDER Moon Festival
6 tọa độ “sống ảo” mới tại Đà Nẵng: Sang chảnh hay lãng mạn đều có đủ
Món quà hướng tới ngày Tết Độc Lập
Như Thanh bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
[E-Magazine] - Không có gì quý hơn độc lập tự do - Vững tin con đường chủ nghĩa xã hội Việt Nam