(Baothanhhoa.vn) - Xã Nam Xuân (Quan Hóa) có 556 hộ, 2.595 nhân khẩu, với 3 dân tộc anh em Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 70%. Cộng đồng người Thái ở Nam Xuân còn gìn giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống vô cùng phong phú, thông qua hoạt động của đời sống hằng ngày, như: nhà sàn, trang phục, tiếng nói, chữ viết, các trò chơi, trò diễn truyền thống...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái ở xã Nam Xuân

Xã Nam Xuân (Quan Hóa) có 556 hộ, 2.595 nhân khẩu, với 3 dân tộc anh em Kinh, Mường, Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 70%. Cộng đồng người Thái ở Nam Xuân còn gìn giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống vô cùng phong phú, thông qua hoạt động của đời sống hằng ngày, như: nhà sàn, trang phục, tiếng nói, chữ viết, các trò chơi, trò diễn truyền thống...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái ở xã Nam XuânDệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái ở bản Bút được UBND tỉnh công nhận là nghề truyền thống.

Để bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái, những năm qua ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa xã đã tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền xã Nam Xuân thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh; xây dựng gia đình, làng bản, cơ quan có đời sống văn hóa bám sát các mục tiêu, định hướng phát triển văn hóa xã hội theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục – thể thao. Hiện nay, đồng bào dân tộc Thái ở đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc truyền thống, như: trò chơi tó lẹ, ném còn, bắn nỏ, đi cà kheo, kéo co... Hằng năm vào các dịp lễ, tết xã Nam Xuân thường tổ chức các chương trình văn nghệ, thể dục - thể thao nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hiện tại trên 75% người dân trong xã vẫn đang sinh sống trong những nếp nhà sàn truyền thống, đồng bào còn gìn giữ được văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú qua nhiều thế hệ, như: xôi ngũ sắc, cá suối nướng, cá đồ, thịt lợn cỏ, gỏi cá dốc, cơm lam, bánh ú...; các thôn, bản đều có hương ước, quy ước. Đặc biệt cuối năm 2021, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Thái ở bản Bút đã được UBND tỉnh công nhận là nghề truyền thống. Việc hiếu hỷ được người dân tổ chức theo nếp sống mới đơn giản, tiết kiệm, lành mạnh. Đến nay, xã đã có 4/5 đơn vị được công nhận làng văn hóa, 55% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.

Với lợi thế là xã có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng, hiện nay xã Nam Xuân đã xây dựng Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tại bản Bút, giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Phấn đấu đến năm 2024, bản Bút trở thành một điểm đến du lịch sinh thái và văn hóa cộng đồng quan trọng của huyện Quan Hóa nói chung và xã Nam Xuân nói riêng. Sau năm 2025, mỗi năm phấn đấu đón 6.000 lượt khách, trong đó 60% là khách có lưu trú... UBND xã đã lựa chọn 5 hộ gia đình đồng bào Thái ở bản Bút làm thí điểm dịch vụ du lịch homstay, bước đầu thu hút được nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Để đạt mục tiêu như đề án, hiện nay Nam Xuân đang có nhiều giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng bản Bút thành bản du lịch cộng đồng; đồng thời kêu gọi, thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó ưu tiên nguồn vốn và nguồn nhân lực cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại bản Bút...

Bài và ảnh: Vũ Khắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]