(Baothanhhoa.vn) - Cưới vui tiết kiệm, tang không cỗ bàn là mục tiêu cơ bản trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội” đã tạo sức lan tỏa, mang lại hiệu quả trong đời sống xã hội. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, thì mỗi người cần rèn luyện thói quen thực hiện tốt những phương pháp phòng, chống lây nhiễm đã được Bộ Y tế khuyến cáo.

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội mùa dịch bệnh

Cưới vui tiết kiệm, tang không cỗ bàn là mục tiêu cơ bản trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội” đã tạo sức lan tỏa, mang lại hiệu quả trong đời sống xã hội. Đặc biệt, khi dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, thì mỗi người cần rèn luyện thói quen thực hiện tốt những phương pháp phòng, chống lây nhiễm đã được Bộ Y tế khuyến cáo.

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội mùa dịch bệnh

Du khách chủ động khai báo y tế điện tử tại Khu Di tích lịch sử văn hóa Cửa Đạt (Thường Xuân).

Để việc thực hiện Chỉ thị 27 mang lại hiệu quả, Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh đã chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân; gắn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào xây dựng thôn, làng, cơ quan, đơn vị văn hóa; phong trào xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, vận động Nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội; xây dựng gia đình hòa thuận, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền. Các địa phương tổ chức triển khai, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội gắn với thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nêu gương, nhân rộng mô hình hay, việc làm thiết thực của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; kịp thời phê phán những hiện tượng tiêu cực, hủ tục, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội.

Việc cưới, việc tang, lễ hội được tổ chức phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương, vùng, miền, dân tộc. Đối với việc cưới, nam nữ tự nguyện kết hôn và đăng ký kết hôn theo đúng thủ tục hành chính. Việc tuân thủ các quy định về nếp sống văn hóa và quy ước, hương ước thôn, khu phố trong việc cưới ngày càng được các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng, thực hiện nghiêm túc. Đối với việc tang, ban tổ chức tang lễ tại địa phương đã phối hợp chặt chẽ với tang chủ và giúp đỡ tang chủ tổ chức chu đáo việc tang trên tinh thần trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc và hoàn cảnh gia đình người qua đời. Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã làm tốt việc xóa bỏ các hủ tục, các hành vi mê tín dị đoan trong lễ tang như rải vàng mã, tiền Việt Nam, lăn đường... nhiều gia đình đã lựa chọn hình thức hỏa táng, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường... Các lễ hội thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa của địa phương. Phần hội được tổ chức lành mạnh, kết hợp trình diễn văn nghệ, trò chơi, trò diễn dân gian, không để xảy ra hiện tượng lợi dụng mê tín dị đoan, bói toán.

Từ đầu năm 2021 đến nay, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã ban hành văn bản triển khai một số biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong việc cưới, việc tang; Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Công điện khẩn về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, trong đó có các quy định cụ thể với việc cưới, việc tang và lễ hội. Với chức năng, nhiệm vụ của ngành, Sở VHTTDL đã kịp thời triển khai nhiệm vụ trên tinh thần chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; kịp thời ban hành các văn bản điều chỉnh các hoạt động trong việc cưới, việc tang và một số lễ nghi, sinh hoạt cộng đồng khác phù hợp với tình hình diễn biến của dịch COVID-19, cụ thể như hướng dẫn quy định về quy mô tổ chức cưới, tang theo từng vùng, từng cấp độ dịch, nhằm thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, hoặc khuyến cáo các hoạt động không được tổ chức thực hiện khi tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp, phát sinh ổ dịch mới...

Bên cạnh việc kịp thời điều chỉnh các quy định trong việc cưới, việc tang, Sở VHTTDL còn ban hành một số văn bản nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 15/2021/QĐ-UBND, ngày 18-8-2021 của UBND tỉnh quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong đó chỉ đạo các cơ quan chuyên môn địa phương hướng dẫn bổ sung nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vào quy ước, hương ước; tăng cường xây dựng mô hình điểm trong việc cưới, việc tang văn minh, tiết kiệm nhằm vừa tổ chức được việc cưới, việc tang văn minh vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ngoài ra, để góp phần chung tay phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, công tác tuyên truyền được phòng văn hóa - thông tin, trung tâm VHTTDL các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện với nhiều hình thức như: tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở; màn hình led, trang thông tin điện tử các huyện, thị xã, thành phố; xây dựng chương trình, tin, bài tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện nghiêm túc chiến lược “5K + vắc-xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp cần thiết khác” theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Từ đó, vừa nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân trong việc thực hiện nếp sống văn minh vừa đảm bảo quy định trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Theo ông Lê Văn Dậu, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Triệu Sơn: Việc hiếu, hỷ trên địa bàn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thời gian qua cho thấy ý thức phòng dịch của người dân khá tốt. Đặc biệt, là từ thời điểm dịch bệnh bùng phát trên địa bàn huyện Triệu Sơn (năm 2021), đến nay dịch cơ bản đã được kiềm chế, đẩy lùi, nhưng người dân nhìn chung vẫn rất chủ động thực hiện quy định 5K để an toàn cho chính mình. Kết quả này phải kể đến sự quan tâm, sâu sát của chính quyền, đoàn thể địa phương đã kịp thời nắm bắt các gia đình có việc để vận động, thuyết phục, hỗ trợ cách thức tổ chức việc cưới, việc tang cho hợp lý, hiệu quả. Chính người dân cũng chủ động tìm thông tin chính thống để được hướng dẫn nên tổ chức việc hiếu, hỷ ra sao trong bối cảnh dịch COVID-19... Còn tại các khu vực lễ hội, UBND huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân chủ trì tổ chức các sự kiện, hoạt động tập trung đông người và mọi người dân tham dự cùng tự giác, tự nguyện, nghiêm túc thực hiện một số biện pháp cần thiết. Tại nơi diễn ra sự kiện, đều được bố trí thùng rác có nắp đậy; có nơi rửa tay đầy đủ nước sạch, xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay; có biện pháp tuyên truyền, kiểm tra, nhắc nhở khách tới dự thực hiện biện pháp phòng dịch... Người tham dự sự kiện thực hiện nghiêm quy định khai báo y tế, quét mã QR, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách.

Những nỗ lực của các cấp chính quyền, sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân đã và đang góp phần lan tỏa nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn hình thức tổ chức cưới văn minh, việc tang gọn nhẹ để ngăn ngừa nguy cơ về dịch bệnh... Sự thay đổi này vừa thể hiện ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay đẩy lùi dịch COVID-19; vừa cho thấy nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đang ngày càng lan tỏa mạnh mẽ.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]