Ứng dụng công nghệ số trong quản lý trang trại
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 841 trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Với diện tích sản xuất quy mô lớn, nhiều trang trại đã áp dụng công nghệ số vào quản lý, vận hành và sản xuất. Từ đó, góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hệ thống giám sát trang trại chăn nuôi qua camera của gia đình bà Lê Thị Đông, xã Thọ Tân (Triệu Sơn).
Tại khu trang trại tập trung khu vực Đồng Ngâu, xã Nam Giang (Thọ Xuân), anh Lê Viết Quân, một trong những “ông chủ” dám nghĩ, dám làm, tiên phong đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp, áp dụng công nghệ số vào sản xuất, cho biết: “Để thuận tiện cho người lao động làm việc và vận chuyển sản phẩm, tôi đã thiết kế, chia trang trại thành các khu chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả một cách khoa học; lựa chọn giống cây ăn quả phù hợp với thổ nhưỡng, xây dựng hầm biogas để không gây ô nhiễm môi trường; nguồn nước thải được tận dụng để tưới cây và đào ao để nuôi cá trắm. Do khu trang trại có diện tích rộng lớn, để tiết kiệm chi phí nhân công tôi đã mạnh dạn đầu tư để lắp đặt hệ thống tưới tự động kết hợp bón phân cho cây ăn quả...”.
Theo đánh giá của anh Quân, hệ thống tưới tự động có thể tiết kiệm từ 20 – 40% lượng nước tưới, tránh gây lãng phí không cần thiết; đáp ứng đủ và kịp thời độ ẩm cho cây trồng phát triển tốt, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thụ dinh dưỡng, không gây rửa trôi, thoái hóa đất, không gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chỉ cần vặn van xả trung tâm là nước và thuốc bảo vệ thực vật sẽ đồng loạt được chảy đến các béc tưới; nhất là có thể cài đặt tự động để định kỳ phun nhiều lần hoặc chỉ phun một hoặc vài cây thông qua đóng mở các van trên hệ thống. Từ đó, giúp giải phóng sức lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ sức khỏe cho người lao động mà vẫn mang lại năng suất cao. Cũng theo anh Quân, nhờ ứng dụng công nghệ số, bất kỳ ở đâu, chỉ cần thông qua chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng internet là anh có thể theo dõi, trực tiếp quản lý được các hoạt động của trang trại.
Hiện nay, bên cạnh các trang trại trồng trọt, nhiều nông dân, doanh nghiệp đầu tư trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn cũng đã ứng dụng công nghệ số, đầu tư áp dụng công nghệ chuồng kín, cho ăn, uống tự động, lắp thiết bị giám sát chuồng nuôi, sử dụng hệ thống làm mát tự động, ứng dụng công nghệ trong quản lý sản xuất phục vụ việc truy xuất nguồn gốc, công nghệ ELISA, PCR... Tuy nhiên, bên cạnh những mô hình mang lại hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ số tại các trang trại nói chung, trang trại chăn nuôi nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Chia sẻ thực tế từ quá trình phát triển trang trại chăn nuôi con đặc sản của gia đình, bà Lê Thị Đông, xã Thọ Tân (Triệu Sơn), cho biết: Trang trại của gia đình hiện đang lắp đặt hệ thống camera trong khu vực chuồng nuôi để chủ động giám sát hoạt động chăn nuôi qua điện thoại, tivi; giúp nhanh chóng phát hiện những bất thường của con nuôi; quản lý người lao động khi chăm sóc, cho vật nuôi ăn, uống... Tuy mang lại hiệu quả, nhưng tại địa phương, người chăn nuôi còn khá e ngại khi áp dụng công nghệ số quy mô trang trại còn hạn chế; chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, nhất là các thiết bị cảm biến và hệ thống phần mềm; trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi luôn bấp bênh, không ổn định. Bên cạnh đó, để ứng dụng công nghệ số trong quản lý trang trại, người dân phải có kiến thức, kỹ năng về công nghệ và quản lý dữ liệu; nhất là khi công nghệ phát triển nhanh chóng và liên tục thay đổi, cần phải nhanh nhạy để cập nhập, áp dụng vào thực tế ...
Có thể thấy, mặc dù chưa được nhân rộng, nhưng việc áp dụng công nghệ số bước đầu đã mang lại hiệu quả tại một số trang trại trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; không những tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, mà còn là cơ hội để thay đổi tư duy sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún kém hiệu quả sang nền nông nghiệp tiên tiến. Vì vậy, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu, chuẩn hóa và tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, tự động hóa, cơ giới hóa sản xuất, quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm hướng đến một nền nông nghiệp được cơ giới hóa đồng bộ. Bên cạnh đó, các địa phương cần tạo điều kiện để người dân thích ứng với công nghệ số qua các lớp tập huấn, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người nông dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin; nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho việc tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật số vào lĩnh vực nông nghiệp.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2025-01-13 11:07:00
Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá
-
2025-01-13 10:27:00
DANAGO được DANATICKET đề cử top 1 Công ty du lịch uy tín năm 2025
-
2024-08-28 09:05:00
Chỉ thị của Thủ tướng về kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh
Chỉ thị về giải pháp gỡ vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng
Bản tin Tài chính 28/8: Giá vàng miếng SJC bán ra 81 triệu đồng/lượng; USD ngân hàng xuống thấp nhất 5 tháng
Siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản
Những mô hình hiệu quả trong HTX kiểu mới
Hậu Lộc quyết liệt giải phóng mặt bằng các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Quyết định về giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024
Điện lực khu vực thị xã Bỉm Sơn - Hà Trung tăng cường công tác kiểm tra, ngăn ngừa hành vi vi phạm sử dụng điện trên địa bàn
Bản tin Tài chính ngày 27/8: Giá vàng tiếp tục được dự báo kéo dài đà tăng
Khởi sắc nhiệm vụ thu ngân sách lĩnh vực hải quan