(Baothanhhoa.vn) - Bản dự thảo mới nhất về thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine không chỉ gây ra mối đe dọa chủ quyền của nước này đối với tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng, mà còn cả tham vọng gia nhập EU trong tương lai của Kiev.

Ukraine: Thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là “một cái bẫy”

Bản dự thảo mới nhất về thỏa thuận khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine không chỉ gây ra mối đe dọa chủ quyền của nước này đối với tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng, mà còn cả tham vọng gia nhập EU trong tương lai của Kiev.

Ukraine: Thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là “một cái bẫy”

Công nhân làm việc tại mỏ đá granit vào ngày 26/2/2025, tại Zhytomyr Oblast, Ukraine. Ảnh: Libkos.

Câu chuyện đang diễn ra về thỏa thuận tài nguyên thiên nhiên giữa Mỹ và Ukraine đã gây ra sự rạn nứt lớn giữa Kiev và Washington, tạm thời khiến Ukraine mất đi sự hỗ trợ quân sự và việc chia sẻ thông tin tình báo quan trọng từ Mỹ.

Tuy nhiên, trong nỗ lực xoa dịu Tổng thống Mỹ Donald Trump và giành được sự ủng hộ của ông trong cuộc chiến với Nga, Kiev phải đối mặt với một rào cản khác đó là ký một thỏa thuận không đe dọa đến việc gia nhập EU mà nước này mong muốn.

Ukraine xác nhận vào ngày 1/4, họ đã nhận được một đề xuất mới từ chính quyền Trump vài ngày trước đó và hai bên đã “bắt đầu tham vấn”.

Một trong những vấn đề nổi cộm là các yêu cầu của Washington xung đột với quan hệ đối tác nguyên liệu thô quan trọng được ký kết giữa Brussels và Kiev vào năm 2021.

"Đó là một cái bẫy. Chấm hết", nhà kinh tế, chính trị gia và cựu Thủ tướng Arsen Yatsenyuk cho biết.

Tiến sĩ Teona Lavrelashvili, Nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Trung tâm nghiên cứu châu Âu Wilfried Martens cho rằng nếu Ukraine ký thỏa thuận, Kiev có nguy cơ hứng chịu phản ứng dữ dội từ Brussels và uy tín của Ukraine “có thể suy yếu” đồng thời làm dấy lên “những câu hỏi về sự liên kết chiến lược của nước này”.

Ukraine từ lâu đã để mắt đến tư cách thành viên EU và đã chính thức nộp đơn vào ngày 28/2/2022. Để gia nhập, Ukraine phải đáp ứng các yêu cầu do EU đặt ra, bao gồm cải cách hệ thống tư pháp và các biện pháp chống tham nhũng. Một ủy viên EU khi đó là Oliver Varhelyi cho biết nếu đáp ứng được mọi cải cách, Ukraine có khả năng gia nhập EU vào năm 2029.

EU cũng là nhà tài trợ lớn nhất của Ukraine, cung cấp 149 tỷ đô la viện trợ quân sự và nhân đạo kể từ khi chiến tranh bắt đầu và là đối tác thương mại chính của nước này .

Bản ghi nhớ EU ký với Ukraine năm 2021 là một phần không thể thiếu trong kế hoạch chuyển đổi năng lượng tái tạo của châu Âu .

Brussels đã xác định một số khoáng sản quan trọng có nhiều ở Ukraine bao gồm lithium, coban, than chì tự nhiên và các nguyên tố đất hiếm, rất cần thiết cho pin, tua bin gió và các công nghệ xanh khác.

Bản ghi nhớ với Brussels nhấn mạnh sự cạnh tranh công bằng và lợi ích chung cho các công ty châu Âu và Ukraine để phát triển ngành tài nguyên của mình.

Thỏa thuận của Mỹ thì rất khác, phiên bản mới nhất đã bị chỉ trích là không gì hơn một thỏa thuận nhằm tước bỏ quyền kiểm soát của Kiev đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng của chính mình.

Olga Pindyuk, một nhà kinh tế tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Vienna cho biết: “Đây giống hành vi tống tiền hơn là bất kỳ khoản đầu tư có ý nghĩa nào”.

Kiev chỉ có thể kiếm được lợi nhuận từ các nguồn tài nguyên của mình sau khi trả lại cho Mỹ các khoản viện trợ, khoảng 100 tỷ đô la, với lãi suất hằng năm là 4%. Mỹ sẽ không phải cam kết bất cứ điều gì cho quỹ.

Pindyuk cho biết, không giống như dự thảo trước, dự thảo này còn bao gồm một điều khoản cấm Ukraine bán tài nguyên khoáng sản cho các đối thủ cạnh tranh của Mỹ, trong trường hợp này là EU.

Tất cả những điều này trái ngược hoàn toàn với bản ghi nhớ của EU và có thể đẩy Ukraine vào tình thế gây tổn hại đến việc gia nhập khối này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng trong nỗ lực gây sức ép buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký phiên bản mới nhất của thỏa thuận. Đồng thời nói rõ những hậu quả tiềm tàng nếu Zelensky không làm những gì ông muốn.

Marija Golubeva, người đứng đầu ban Sáng kiến ​​Baltic về Cải cách Châu Âu, cho rằng một vấn đề lớn khi Ukraine ký thỏa thuận với Mỹ là nó sẽ hạn chế các doanh nghiệp EU và do đó mâu thuẫn với quá trình hội nhập châu Âu của Kiev.

EU cũng cam kết hỗ trợ các nỗ lực tái thiết của Ukraine, điều này có thể bị cản trở bởi thỏa thuận của Mỹ. Việc Mỹ không cân nhắc đến các cam kết của Kiev với EU đã khiến Ukraine phải nhíu mày.

Ukraine có thể có thỏa thuận về tài nguyên với cả Mỹ và EU, nhưng Kiev sẽ phải đàm phán lại các điều khoản với Washington để tránh dành sự ưu tiên cho các công ty Mỹ.

Liệu Trump có cởi mở với điều này hay không vẫn còn phải chờ xem, mặc dù những bình luận gần đây của ông về khả năng Zelensky rút lui cho thấy một quá trình đàm phán khó khăn.

TD (theo Kyiv Independent)


TD (theo Kyiv Independent)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]