Trung tâm Y tế Quảng Xương chủ động phòng, chống dịch bệnh khi giao mùa
Theo số liệu của Trung tâm Y tế Quảng Xương, từ đầu năm hết tháng 10/2024 trên địa bàn huyện đã thu dung và điều trị 2.191 ca cúm mùa, 8 ca sởi, 4 ca thủy đậu, 6 ca sốt xuất huyết ngoại lai. Các ca bệnh được điều tra, giám sát và quản lý điều trị kịp thời, theo đúng quy định.
Nhân viên Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương kiểm tra vật tư phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Vào thời điểm này trở đi, thời tiết thay đổi thất thường, những đợt gió mùa đông bắc bắt đầu xuất hiện kết hợp với tiết trời hanh khô là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển gây ra các bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa như cảm cúm, hen suyễn, nhiễm trùng hô hấp, viêm phổi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi... Trong đó, trẻ em và người già có hệ miễn dịch kém hơn rất dễ bị vi-rút tấn công. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức, chủ động trong phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.
Để nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh, Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương đã tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, tờ rơi, pa nô và trực tiếp. Nội dung tuyên truyền chú trọng về cách nhận biết và phòng tránh dịch bệnh, vai trò của vắc-xin đối với phòng, chống dịch bệnh, xây dựng ý thức vệ sinh phòng, chống dịch bệnh, xây dựng môi trường an toàn. Đồng thời, vận động Nhân dân thường xuyên tổng vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở, khơi thông cống rãnh, bể chứa nước, thu dọn các dụng cụ phế thải, phát quang bụi rậm quanh nhà.
Với phương châm, chủ động phòng hơn chống, ngay từ đầu năm trung tâm đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch theo từng mùa, từng dịch bệnh cụ thể. Từ đó, trung tâm đã triển khai kế hoạch xuống cơ sở và giao các trạm y tế chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh; xây dựng khu giám sát để tăng cường phát hiện và kiểm soát dịch bệnh nói chung và dịch bệnh theo mùa nói riêng.
Đối với các dịch bệnh điển hình mùa thu đông như cúm mùa, sởi, sốt xuất huyết, các bệnh về đường hô hấp, tay chân miệng, trung tâm chủ động xây dựng các phương án cụ thể, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường theo dõi, giám sát những ổ dịch cũ, xử lý triệt để ổ dịch mới. Giao các xã, thị trấn phun hóa chất phòng, chống dịch chủ động tại các địa phương và tại hộ gia đình, không để dịch phát sinh và bùng phát rộng ra cộng đồng.
Cùng với các địa phương, trung tâm cũng chủ động giám sát đối với các ổ dịch cũ hoặc nơi có nguy cơ tạo thành ổ dịch để có biện pháp xử lý kịp thời; thường xuyên củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch và các đội phòng, chống dịch cơ động để sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch, khống chế ổ dịch khi cần thiết. Như đối với dịch sốt xuất huyết, trung tâm giao cho Khoa Kiểm soát dịch bệnh kiểm tra, giám sát tại cơ sở hằng tuần để phát hiện sớm nguồn gây bệnh như loăng quăng, bọ gậy. Duy trì hệ thống thông tin, báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; tổ chức giám sát, theo dõi sự biến động của véc-tơ vi rút truyền bệnh tại các địa phương có nguy cơ cao để có kế hoạch phòng, chống dịch kịp thời. Vào thời điểm không mưa thì tổ chức phun hóa chất chủ động để phòng dịch. Từ đầu năm đến nay, trung tâm và các trạm y tế đã điều tra véc-tơ 1.275 hộ gia đình, phun hóa chất diệt muỗi chủ động cho hơn 1.800 hộ.
Cùng với tăng cường, kiểm tra giám sát dịch bệnh, trung tâm chủ động chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư cho công tác phòng, chống dịch. Song song với đó là chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống dịch bệnh. Thường xuyên cử cán bộ, nhân viên y tế các trạm tham gia tập huấn nâng cao kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về công tác phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, trung tâm còn phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh để khám, phát hiện, điều trị kịp thời cho các trường hợp khi mắc dịch bệnh truyền nhiễm. Khi xảy ra dịch triển khai khẩn cấp các biện pháp chống dịch và thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo thông tin, báo cáo thường xuyên.
Bác sĩ CKI Trịnh Sỹ Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương cho biết: Thời gian qua trên địa bàn huyện ghi nhận các ca bệnh, song các ca bệnh sốt xuất huyết đều là ca bệnh ngoại lai, các ca sởi thì đều chưa đến tuổi tiêm chủng. Cùng với đó, nhờ chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và các phương án xử lý khi có ca bệnh, nên tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện vẫn được khống chế, không để bùng phát dịch...
Bài và ảnh: Thùy Linh
{name} - {time}
-
2025-01-22 09:05:00
Nga công bố ca điều trị ung thư máu thành công đầu tiên bằng loại thuốc mới
-
2025-01-21 10:01:00
Chuyên gia khuyến cáo phòng bệnh dịp Tết Nguyên đán, lưu ý virus HMPV
-
2024-11-13 08:02:00
Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm
Ngọc Lặc nỗ lực thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã
Trải lòng của ông lão 71 tuổi bị tai biến do mỡ máu cao
Ưu đãi 5.000 phần quà tăng cường sức khỏe và sinh lý cho nam giới
Dự báo đáng lo ngại về số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu
[Infographics] - Cảnh báo lừa đảo tư vấn sức khỏe trên mạng xã hội
Tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật những tháng cuối năm
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Người mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo cần được lên thẳng tuyến trên
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp