Tìm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, Thanh Hóa “nổi” lên là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu được xác định là động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, sự hạn chế của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang trở thành những “rào cản” khiến sản xuất công nghiệp trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, cũng như sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chưa phát huy hết lợi thế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tìm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

Các doanh nghiệp may mặc đang rất “nóng lòng” chờ đợi sản phẩm công nghiệp phụ trợ trong nước . Trong ảnh: Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty TNHH Vaude Việt Nam.

Những năm gần đây, Thanh Hóa “nổi” lên là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu được xác định là động lực cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, sự hạn chế của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang trở thành những “rào cản” khiến sản xuất công nghiệp trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, cũng như sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chưa phát huy hết lợi thế.

Sau nhiều năm phát triển, ngành may mặc, da giày trong tỉnh đang trở thành ngành công nghiệp chủ lực, đồng thời chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Theo thống kê của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 142 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực may mặc và 13 DN hoạt động trong lĩnh vực da giày. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu của 2 lĩnh vực công nghiệp chủ lực đạt hàng tỷ USD và giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Theo quy hoạch phát triển dệt may, da giày đã được phê duyệt, đến năm 2025, tỉnh ta phấn đấu giá trị sản xuất ngành dệt may đạt 26.000 tỷ đồng trở lên. Giá trị xuất khẩu hàng hóa dệt may đạt 1.152 triệu USD. Năm 2030, phấn đấu đưa giá trị sản xuất đạt 34.600 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu ngành dệt may đạt 1.600 triệu USD trở lên. Với ngành da giày, mục tiêu đến năm 2020, giá trị xuất khẩu đạt 810 triệu USD trở lên, thu hút 93.500 lao động. Đây được xác định sẽ là một “đất diễn” rất tiềm năng của ngành CNHT dệt may trong việc sản xuất, cung ứng nguyên phụ liệu. Hơn nữa, từ năm 2019 này, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, mở ra cơ hội thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu sản phẩm may mặc theo lộ trình giảm thuế đến 0%. Để được hưởng mức ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa vào các nước nội khối CPTPP, các DN may mặc, da giày trong tỉnh đang rất “nóng lòng” được tiếp cận nguồn nguyên liệu tại chỗ để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Đại diện Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết: Bên cạnh việc cần nguồn nguyên liệu để đáp ứng tiêu chí đối với hàng hóa đặt may theo đơn gia công, hiện nay, một số DN trong lĩnh vực này đang chủ động tìm kiếm các đơn hàng sản xuất theo thiết kế, giảm tỷ lệ may gia công để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động. Do đó, nguồn vải, phụ kiện trong nước đáp ứng tiêu chí sẽ thuận lợi hơn rất nhiều để các DN lựa chọn, thiết kế, tự sản xuất và bán thành phẩm. Nhận thấy tầm quan trọng của thu hút đầu tư trong lĩnh vực dệt nhuộm, sản xuất nguyên phụ liệu, tỉnh ta cũng đã rà soát, thống nhất lựa chọn cụm công nghiệp (CNN) Bắc Hoằng Hóa để xây dựng CCN hỗ trợ ngành dệt may với diện tích 50 ha. Công ty CP Đầu tư hạ tầng Khu Công nghiệp Thanh Hóa cũng đã được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư hạ tầng cho CCN hỗ trợ này. Hiện nay, chủ đầu tư đang thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan để thực hiện dự án. Tuy nhiên, lĩnh vực dệt nhuộm có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Do đó, sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý nước thải cần được đặt lên hàng đầu.

Ngoài ngành công nghiệp may mặc, da giày, các ngành cơ khí, chế tạo máy, lắp ráp ô tô trên địa bàn tỉnh cũng đã phát triển. Điển hình như Nhà máy Ô tô Veam Bỉm Sơn. Với sự bấp bênh về giá cả, thị trường động cơ, chi tiết máy nhập khẩu, đơn vị cũng đang xây dựng kế hoạch nội địa hóa các linh kiện. Khu A - Khu Công nghiệp Bỉm Sơn cũng đã cụ thể quy hoạch với các chức năng xây dựng nhà máy lắp ráp xe ô tô và chế tạo máy, cơ khí, định hướng rõ mục tiêu để các DN thuận lợi trong việc tìm hiểu đầu tư dự án CNHT và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Theo kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển CNHT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2025, Thanh Hóa định hướng phát triển CNHT theo hướng nhanh, bền vững, tạo điều kiện tối đa để thu hút các nguồn lực, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư và thành phần kinh tế, tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất CNHT. Tỉnh Thanh Hóa cũng định hướng 3 lĩnh vực CNHT được ưu tiên, tập trung phát triển là CNHT ngành dệt may, da giày, CNHT ngành ô tô và chế tạo cơ khí, CNHT cho lĩnh vực điện tử. Theo đó, với ngành CNHT dệt may - da giày, sẽ phát triển theo hướng chuỗi giá trị các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và hình thành phát triển các cụm ngành. Với CNHT ô tô và chế tạo cơ khí, sẽ rà soát, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành lắp ráp ô tô và chế tạo cơ khí theo hướng hỗ trợ sản xuất ra các sản phẩm hỗ trợ có lợi thế cạnh tranh; đồng thời, thí điểm lựa chọn phát triển 1 cụm ngành có tiềm năng sản xuất máy và thiết bị ô tô tại Khu Công nghiệp Bỉm Sơn. Với CNHT cho lĩnh vực điện tử, sẽ xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hỗ trợ cho các DN sản xuất sản phẩm CNHT ngành điện tử. Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ tăng cường năng lực cho các cơ sở nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ phục vụ việc phát triển CNHT, xây dựng phương án chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp này.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Công Thương, mặc dù lộ trình thực hiện phát triển CNHT đã được hoạch định, nhưng để thực hiện thành công và hiệu quả còn là một chặng đường dài. Với CNHT dệt may, sau nhiều năm nghiên cứu, khảo sát đã lựa chọn được địa điểm xây dựng. Nhưng quá trình đầu tư hạ tầng, thu hút DN với công nghệ dệt nhuộm tiên tiến từ các nước phát triển mất khá nhiều thời gian. Ngoài CCN Bắc Hoằng Hóa với hy vọng ra đời các nhà máy hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp dệt nhuộm, các lĩnh vực CNHT khác như cơ khí, điện tử dường như đang còn khá “mơ hồ” trên chặng đường phát triển.

Đại diện nhiều DN trong tỉnh cho biết, nguyên nhân khiến các DN chưa mặn mà với đầu tư trong lĩnh vực này là do nguồn lực đầu tư cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước cho các ngành công nghiệp ưu tiên, CNHT quá ít ỏi, chưa đủ mạnh và hiệu quả, chưa tương xứng với quy mô và vai trò vốn có. Các chính sách phát triển CNHT còn chậm ban hành và thiếu đồng bộ. Mặc dù Kế hoạch 206/KH-UBND đã cụ thể các lĩnh vực và định hướng phát triển CNHT, tuy nhiên các chính sách phát triển CNHT theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18-1-2017 của Thủ tướng Chính phủ chưa được cụ thể, khiến “lực hút” trong lĩnh vực này chưa đủ mạnh. Do đó, bên cạnh công tác tuyên truyền thu hút đầu tư các dự án trong lĩnh vực CNHT, tỉnh cần sớm xây dựng, ban hành các danh mục dự án CNHT có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh. Phương thức hỗ trợ DN trong lĩnh vực CNHT cũng cần được xây dựng cụ thể, dễ tiếp cận, đủ tạo niềm tin, đủ mạnh để nhà đầu tư mạnh dạn tìm đến ngành công nghiệp quan trọng này.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

13°C - 25°C
Ít mây, không mưa
  • 14°C - 25°C
    Ít mây, không mưa
  • 18°C - 25°C
    Có mây, không mưa
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]