(Baothanhhoa.vn) - Huyện Cẩm Thủy luôn xác định tập trung, tích tụ đất đai là giải pháp đột phá quan trọng để chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ lên sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn ở Cẩm Thủy

Huyện Cẩm Thủy luôn xác định tập trung, tích tụ đất đai là giải pháp đột phá quan trọng để chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ lên sản xuất tập trung, quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao đời sống người dân.

Thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn ở Cẩm ThủyViệc tích tụ, tập trung đất đai đã giúp vợ chồng anh Lê Văn Quyết, thôn Quý Lâm, xã Cẩm Quý xây dựng được mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả.

Để triển khai thực hiện, huyện Cẩm Thủy đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; phát huy vai trò chủ thể, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong Nhân dân; đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên có liên quan. Huyện cũng có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; phát huy vai trò, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân để tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, công nghệ cao; gắn kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ, chuyển đổi số và phát triển thị trường tiêu thụ...

Việc tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn huyện Cẩm Thủy được triển khai theo hình thức chuyển nhượng, thuê đất và góp vốn liên kết sản xuất bằng quyền sử dụng đất. Trên diện tích đã tích tụ được, huyện xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo vùng, đạt hiệu quả kinh tế cao, như: Vùng liên kết trồng cây dược liệu có diện tích 12 ha tại xã Cẩm Vân, vùng chuyên canh sản xuất rau màu diện tích 7 ha tại thị trấn Phong Sơn. Cùng với đó, huyện cũng thực hiện tốt việc chuyển đổi những diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, như: cam, xoài, ổi, mít, dừa nước... ở xã Cẩm Quý, Cẩm Tân; các loại cây trồng khác như: cây gai xanh, mía nguyên liệu ép nước, củ đậu, sắn dây... ở các xã Cẩm Tú, Cẩm Châu, Cẩm Bình, thị trấn Phong Sơn...

Nhận thấy việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp là cơ hội để giúp gia đình mình phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Sau khi hết hợp đồng xuất khẩu lao động ở Đài Loan từ năm 2015, anh Lê Văn Quyết, thôn Quý Lâm, xã Cẩm Quý đã bàn với vợ nhận thầu 5 ha của xã, cùng với hơn 1 ha đất của gia đình để trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Sau nhiều năm bỏ công sức cải tạo, chăm sóc, đến nay mô hình kinh tế nông nghiệp của gia đình anh Quyết đã hình thành 3 ha cây ăn quả, như: dừa nước, cam, xoài, mít Thái. Dưới tán cây anh chăn nuôi bò, lợn, dê, vịt, gà... cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Có thể thấy, cùng với các giải pháp đột phá về tích tụ, tập trung đất đai, huyện Cẩm Thủy đã triển khai hiệu quả Nghị quyết số 13, ngày 11-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 192, ngày 16-10-2019 của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Theo đó, huyện Cẩm Thủy đã xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa nội dung công việc nhằm khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp. Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương căn cứ vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây trồng.

Đến nay, huyện Cẩm Thủy đã tích tụ, tập trung đất đai được gần 1.200 ha. Trong đó, trồng trọt hơn 200 ha, cây lâm nghiệp 600 ha, chăn nuôi khoảng 35 ha. Trên diện tích đã tích tụ, tập trung đất đai, huyện Cẩm Thủy phát triển được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo vùng, đạt hiệu quả kinh tế cao. Điển hình, như: Vùng trồng cây dong giềng gắn với chế biến tại xã Cẩm Liên, Cẩm Bình; vùng chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng rau màu ở các xã Cẩm Tân, Cẩm Tú, Cẩm Bình, Cẩm Giang, Cẩm Phú, Cẩm Quý, thị trấn Phong Sơn; vùng trồng cây gai xanh ở các xã Cẩm Quý, Cẩm Tú...

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy Hà Thanh Sơn, cho biết: Để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển một cách bền vững, thời gian tới huyện Cẩm Thủy lồng ghép linh hoạt các chính sách của Trung ương, của tỉnh và của huyện để xây dựng cơ chế hỗ trợ, nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp của huyện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, thông minh và thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả cao theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch... Song song đó, huyện đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu thu hút được những doanh nghiệp "mạnh” để có thể tính tới chuyện đi lên sản xuất lớn thông qua các mô hình tích tụ, tập trung đất đai...

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]