(Baothanhhoa.vn) - Chiều 27-5, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân

Chiều 27-5, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã thảo luận tại tổ, cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân

Các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân. ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị cần xem xét quy định lại cho chặt chẽ tại điểm b, Điều 25 quy định Thượng tướng không quá 7, gồm: Thứ trưởng Bộ Công an, số lượng không quá 6; Sĩ quan Công an Nhân dân biệt phái được phê chuẩn chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Đại biểu Mai Văn Hải cũng đề nghị cần nghiên cứu, có lộ trình cụ thể và phân loại từng đối tượng quy định về hạn tuổi phục vụ của công nhân công an, hạ sĩ quan, sĩ quan Công an Nhân dân.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân

Thời điểm tăng hạn tuổi phục vụ của công nhân công an, hạ sĩ quan, sĩ quan Công an Nhân dân tính từ ngày 1-1-2021 là không phù hợp, mà phải được xem lại từ khi luật này có hiệu lực.

Về quy định Cấp úy, Thiếu tá, Trung tá, Thượng tá giỏi chuyên môn, nghiệp vụ có sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng không quá 62 tuổi đối với nam, không quá 60 tuối đối với nữ, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị không nên kéo dài tuổi phục vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, bởi vì những quy định này căn cứ rất định tính.

Thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân, ĐBQH Phạm Thị Xuân, Thư ký Tòa án Nhân dân huyện Quan Hóa cho rằng: Tại Khoản 2, Điều 1 sửa đổi bổ sung khoản 1, Điều 23 Luật Công an Nhân dân, cần cân nhắc rà soát kỹ các tiêu chí, tiêu chuẩn lập thành tích đặc biệt xuất sắc, làm rõ khái niệm công tác để tránh trùng lặp; cân nhắc bỏ tiêu chí “học tập” để bảo đảm tính khả thi đối với chức năng, nhiệm vụ chính của lực lượng công an nhân dân được quy định tại Điều 3, Luật Công an Nhân dân năm 2018.

Bên cạnh đó, cùng với việc giao Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn như trên, đề nghị cân nhắc việc giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể tiêu chí tiêu chuẩn được xét thăng cấp, hàm trước thời hạn cho cấp úy và cấp tá để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện chế độ chính sách của toàn lực lượng Công an Nhân dân.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân

Đối với Khoản 4, Điều 1 sửa đổi bổ sung Điều 30 Luật Công an Nhân dân, đại biểu Phạm Thị Xuân cũng cho rằng: Việc nâng tuổi phục vụ của công an nhân dân, hạ sĩ quan, sĩ quan công an theo tiến trình tăng tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật Lao động là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị cân nhắc kỹ tuổi phục vụ cho phù hợp với tính chất lao động đặc biệt của lực lượng vũ trang. Làm rõ việc quy định thời điểm tăng hạn tuổi phục vụ cao nhất tính từ ngày 1-1-2021- thời điểm trước khi Luật Công an Nhân dân (sửa đổi) lần này có hiệu lực để bảo đảm tính thống nhất với Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) hiện hành. Vì Luật Ban hành văn bản QPPL quy định rõ hiệu lực trở về trước của văn bản QPPL như sau: “Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản QPPL của các cơ quan Trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước”.

Tại Điểm C, Khoản 4, Điều 1 sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 30 Luật Công an Nhân dân, đại biểu Phạm Thị Xuân đề nghị cân nhắc, làm rõ quy định tại khoản 3, Điều 30 về trường hợp đặc biệt. Cụ thể, đặc biệt ở đây là như thế nào? Thời gian kéo dài hơn 62 tuổi đối với nam, 60 tuổi đối với nữ tối đa là thêm bao nhiêu năm? Cấp nào có thẩm quyền quyết định kéo dài đề làm cơ sở cho việc thực hiện luật khi có hiệu lực?

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân

ĐBQH Cao Mạnh Linh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ việc sửa đổi Điều 23 thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp hàm vượt bậc. Đề nghị cân nhắc việc giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn được xét thăng cấp, hàm trước thời hạn cho cấp úy và cấp tá để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện chế độ chính sách của toàn lực lượng Công an Nhân dân…

Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thống nhất cao sự cần thiết ban hành luật này. Đại biểu Mai Văn Hải đề nghị cần quy định chặt chẽ việc cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn tại khoản 2 Điều 18. Đề nghị không nên quy định sau 48h hủy hộ chiếu khi công dân bị mất hộ chiếu, mà chỉ quy định hủy hộ chiếu khi công dân báo mất hộ chiếu. Theo Điều 33 quy định khai báo tạm trú, thì nên tạo điều kiện cho công dân người nước ngoài vào Việt Nam trong việc khai báo tạm trú…

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]