Thầy thuốc nơi đầu sóng ngọn gió
Công tác ở nơi “đầu sóng ngọn gió”, nhưng hàng ngày những người thầy thuốc ở đảo Nẹ, đảo Mê vẫn không ngừng nỗ lực, tận tâm với công việc để kịp thời cứu chữa, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và ngư dân.
Những quân y ở đảo Mê thăm, khám bệnh cho chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo.
Trong chuyến công tác đến với Tiểu đoàn Hỗn hợp Đảo Mê, chúng tôi cảm nhận, cảm phục tinh thần vượt khó của người lính nói chung, nhất là các chiến sĩ quân y nói riêng. Trong điều kiện trang thiết bị y tế còn thiếu thốn so với đất liền, thế nhưng bằng tinh thần nhiệt huyết và sự tận tâm, những người lính khoác áo blouse trắng luôn là “điểm tựa” vững chắc để đồng đội, ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ, giữ vững chủ quyền của Tổ quốc. Với vai trò là thầy thuốc, các anh luôn phát huy trách nhiệm của mình trong việc sơ cứu, xử lý và điều trị kịp thời những ca bệnh đột xuất cho những ngư dân thường xuyên đi lại trong khu vực, hoặc những bệnh nhân là những cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên đảo không may mắc bệnh cần sự cứu chữa, giúp đỡ kịp thời.
Là một trong những người đã gắn bó với đảo Mê gần 3 năm nay, quân y Lê Văn Thọ tâm sự: "Khi nhận nhiệm vụ tại đảo Mê, tôi rất vinh dự và tự hào. Vinh dự vì được đóng góp một phần công sức của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sĩ và ngư dân đánh bắt hải sản quanh đảo. Vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu và những thử thách ở nơi biển đảo, dù điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn so với đất liền, thế nhưng đội ngũ quân y chúng tôi luôn cố gắng hết sức để kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân, nhất là những ngư dân đi biển không may gặp tai nạn, rủi ro".
Anh Thọ nhớ lại một lần trong đêm khuya, khi nhận được tin báo có một bệnh nhân là chiến sĩ bị trượt ngã. Lúc đưa đến bệnh xá, bệnh nhân trong tình trạng vùng đầu bị chảy máu và bị ngất, tình trạng rất nguy kịch. Lúc đó, anh Thọ đã nhanh chóng thực hiện các kỹ thuật chuyên môn sơ cứu bệnh nhân. Khi bệnh nhân ổn định, anh đã tiến hành rửa, khâu cầm máu vết thương và ngày hôm sau bệnh nhân được di chuyển vào đất liền để tiếp tục điều trị. Đến nay, bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục và tiếp tục quay lại đảo công tác. Ngoài công việc khám, chữa bệnh, lực lượng quân y ở đây cũng tích cực tham gia tuyên truyền cho ngư dân biết, hiểu về việc nâng cao ý thức phòng, chống bệnh tật khi đi biển.
Đến thăm đảo Nẹ vào một ngày cuối năm, chúng tôi được gặp gỡ, trò chuyện với những quân y đang công tác trên đảo. Dù điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn so với đất liền. Thế nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của các anh, công tác khám, chữa bệnh ở đây luôn được đảm bảo. Trong đó, nhiều ngư dân ra khơi đánh bắt hải sản đã được cứu chữa kịp thời khi gặp sự cố, đảm bảo sức khỏe cho các bệnh nhân khi chuyển về đất liền điều trị. Có thể, công việc thường ngày ở đây không mấy khi bận rộn như ở những cơ sở y tế trong đất liền, dù vậy, những thầy thuốc ở đảo Nẹ vẫn thực sự là những người tận tâm với công việc, rất ít khi thấy các anh có thời gian rảnh rỗi trong ngày. Bởi lẽ, ngoài thời gian có bệnh nhân cần điều trị, chăm sóc, hàng ngày các quân y vẫn cần mẫn chăm sóc vườn cây thuốc nam hoặc nghiên cứu tài liệu hướng dẫn chữa trị các bệnh thường gặp, các loại vi rút, vi khuẩn trong môi trường biển... Nhờ đó, đã có nhiều trường hợp khẩn cấp được quân y kịp thời cấp cứu, cán bộ, chiến sĩ yên tâm công tác, ngư dân yên tâm khi đánh bắt xa bờ. Chỉ riêng trong năm 2024 các thầy thuốc của đảo đã thực hiện khám, sơ cấp cứu, điều trị, cấp thuốc cho gần 200 cán bộ, chiến sĩ và ngư dân bị ốm đau, tai nạn khi đang khai thác trên biển.
Thiếu tá Nguyễn Văn Loan tâm sự: “Trên cương vị người lính quân y, ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho đồng đội, chúng tôi sẵn sàng ứng cứu, bảo đảm tính mạng cho ngư dân trên biển”.
So với đất liền, đây là nhiệm vụ không đơn giản, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, với truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam, người chiến sĩ quân y luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Được cống hiến ở nơi biển đảo là niềm tự hào cho đơn vị, bản thân và gia đình các anh.
Dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả song với trách nhiệm cao cả, các thầy thuốc mang quân hàm xanh vẫn luôn làm tốt công tác chuyên môn, làm điểm tựa vững chắc cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo và ngư dân khi khai thác trên biển; cũng như tiếp thêm động lực để ngư dân vươn khơi, khai thác nguồn lợi hải sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bài và ảnh: Lê Quốc
{name} - {time}
-
2025-01-06 15:33:00
Người chiến sĩ quân y hết lòng vì người bệnh
-
2025-01-05 10:23:00
Khi bí thư cấp ủy không phải người địa phương
-
2025-01-04 15:48:00
Gương cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia công tác hội
“Thủ lĩnh” công đoàn cơ sở tiêu biểu
Làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng
Còn sức khỏe, còn cống hiến
Đi đầu vận động xây dựng khu dân cư kiểu mẫu
Gắn bó nghề đan đèn lồng với đôi tay tật nguyền
Tiếp lửa cho người giữ rừng
Phú Thọ: Thí điểm cho học sinh học 5 ngày trong tuần, nghỉ học thứ Bảy
Bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận “dân vận khéo”
Những người lính biên phòng vùng biên Bát Mọt