(Baothanhhoa.vn) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 12/12, đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã trình bày báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2023. Báo Thanh Hóa giới thiệu báo cáo tóm tắt nội dung này.

Tháo gỡ khó khăn, vào cuộc đồng bộ trong vấn đề quản lý đất công, tài sản công

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 12/12, đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã trình bày báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 - 2023. Báo Thanh Hóa giới thiệu báo cáo tóm tắt nội dung này.

Tháo gỡ khó khăn, vào cuộc đồng bộ trong vấn đề quản lý đất công, tài sản công

Đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh trình bày báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp.

Giai đoạn 2019 - 2023, công tác quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 25/3/2019 tỉnh về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa quản lý; thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ), Tổ chuyên viên giúp việc cho BCĐ; đồng thời ban hành quy chế hoạt động, quy định về bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc phạm vi quản lý làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.

Về kết quả thực hiện, tổng số cơ sở nhà đất trên địa bàn toàn tỉnh đã phê duyệt phương án sắp xếp là 11.651 cơ sở; trong đó có 503 cơ sở nhà, đất của các Sở, ngành và đơn vị công lập cấp tỉnh và 11.148 cơ sở nhà, đất của các huyện, thị xã, thành phố. Sau khi phương án sắp xếp xử lý nhà, đất được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, các đơn vị đã rà soát tiếp nhu cầu sử dụng, tiêu chuẩn định mức; thực hiện đo vẽ, trích đo lại diện tích đất, hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai theo quy định của Luật Đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện.Tháo gỡ khó khăn, vào cuộc đồng bộ trong vấn đề quản lý đất công, tài sản công

Các đại biểu dự phiên khai mạc kỳ họp.

Hiện nay, đã có 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phương án theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP; trong đó, đưa ra khỏi phương án đối với các cơ sở nhà, đất của đơn vị không thuộc cấp huyện quản lý và cơ sở nhà, đất không thuộc đối tượng sắp xếp lại.

Theo thống kê của Sở Tài chính đến ngày 31/10/2023, tổng cơ sở nhà, đất đang đề nghị sắp xếp lại tại 27 huyện, thị xã, thành phố là 995 cơ sở; trong đó có 366 nhà văn hóa thôn, bản và 629 cơ sở nhà, đất khác.

Nhìn chung, đến thời điểm hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất của tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị của các huyện, thị xã, thành phố. Trên cơ sở phương án được phê duyệt, các đơn vị đã và đang trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án cụ thể xử lý từng tài sản nhà, đất. Một số cơ sở nhà, đất đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án cụ thể, đã và đang triển khai thực hiện.

Trong thời gian chờ quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh, các địa phương đưa vào sử dụng một số cơ sở nhà, đất phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhiều trụ sở, nhà văn hóa của các xã dôi dư đã tạm trưng dụng, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị để làm khu cách ly, điều trị COVID - 19 cho Nhân dân trong thời gian dịch diễn biến phức tạp. Một số cơ sở nhà, đất đã tạm thời bàn giao cho đơn vị mới quản lý, sử dụng. Nhiều công sở, nhà văn hóa đã được sử dụng làm nơi làm việc của Công an xã, Ban chỉ huy quân sự xã, nhà trực dân quân, khu phòng chống lụt bão, làm trụ sở của đơn vị sự nghiệp. Nhiều nhà văn hóa thôn, bản, khu phố dôi dư sau sáp nhập thôn được giữ lại tiếp tục sử dụng phục vụ sinh hoạt cụm dân cư, sinh hoạt của các câu lạc bộ như: người cao tuổi, thanh thiếu niên. Nhiều sân vận động cấp xã được giữ lại tiếp tục sử dụng để phục vụ hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của người dân địa phương. Một số cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt phương án xử lý cụ thể đã được các địa phương bảo vệ, bảo quản để chống xuống cấp.

Hiện nay, việc quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn như: Các quy định của Luật Quản lý sử dụng, tài sản công; Luật Đất đai; các nghị định, thông tư có liên quan còn nhiều bất cập, quy định chưa rõ ràng hoặc chưa quy định nên ảnh hưởng đến việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính; nhiều trường hợp cơ sở nhà, đất dôi dư không có hồ sơ pháp lý về nhà, đất hoặc có nhưng không đầy đủ; một số cơ sở không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng xã; khó xác định nguồn vốn hình thành tài sản công; trình tự, thủ tục thực hiện để xử lý tài sản là nhà, đất sau sáp nhập, sắp xếp phức tạp, gồm nhiều bước lại thiếu hướng dẫn chi tiết, cụ thể dẫn đến thời gian xử lý kéo dài, lúng túng.

Tháo gỡ khó khăn, vào cuộc đồng bộ trong vấn đề quản lý đất công, tài sản công

Các đại biểu dự phiên khai mạc kỳ họp.

Cùng với đó, công tác thực hiện việc quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: 23/27 UBND cấp huyện không xây dựng kế hoạch sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý; 2/27 UBND cấp huyện không thành lập BCĐ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; 23/27 UBND cấp huyện đã thành lập BCĐ nhưng chậm so với yêu cầu; tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại nhiều địa phương chậm, thực hiện không đúng theo Kế hoạch số 69/KH-UBND của UBND tỉnh; sau khi phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, một số địa phương, đơn vị chậm hoặc chưa xây dựng kế hoạch thực hiện...Nhiều địa phương, đơn vị sau sáp nhập, di chuyển có nhà, đất dôi dư chưa được xử lý kịp thời, chưa có phương án xử lý cụ thể, tài sản trong thời gian dài không được sử dụng, bảo dưỡng đã xuống cấp, gây lãng phí...

Để bảo đảm tuân thủ pháp luật trong quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính, đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP cho phù hợp với quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP; trong đó có quy định về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án bằng hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất khi trên đất có tài sản công; quy định về hình thức thanh lý, phá dỡ sau sắp xếp đối với các tài sản công; quy định đấu giá đất sau khi đã thanh lý tài sản trên đất; có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với việc xử lý tài sản công dôi dư theo hình thức thu hồi thuộc các dự án đấu thầu dự án có sử dụng đất (như nhà văn hóa, trạm y tế...); các tài sản công dôi dư của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập trên địa bàn tỉnh; phê duyệt phương án xử lý cụ thể với từng tài sản; có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định, quy trình đề xuất, thực hiện việc sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các cơ sở nhà, đất dôi dư sau sáp nhập; trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; có quy định về đấu giá đối với các cơ sở nhà, đất là nhà văn hóa thôn, bản tổ dân phố, mà đất làm nhà văn hóa và tiền xây dựng từ nguồn ngân sách kết hợp nguồn đóng góp của dân và chỉ đạo các sở, cơ quan chuyên môn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý tài sản công, có trách nhiệm theo dõi toàn bộ tài công là nhà và đất trên địa bàn, tiếp tục rà soát, cập nhật đầy đủ tài sản công vào cơ sở dữ liệu tài sản công quốc gia để theo dõi, quản lý.

Các sở, ngành liên quan cần tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy định, quy trình, trình tự thực hiện xử lý tài sản công sau sáp nhập; hướng dẫn kịp thời, đầy đủ các quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công cho các huyện, thị xã, thành phố thực hiện; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc khi tổ chức thực hiện, báo cáo cấp trên nếu vượt thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý tài sản đất, nhà sau sáp nhập rà soát, lập phương án sắp xếp và xử lý tài sản bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật...

Cùng với đó, các huyện, thị xã, thành phố cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Kế hoạch số 69/KH-UBND của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn, đôn đốc của tỉnh về sắp xếp lại, xử lý tài sản công; quản lý, sử dụng tài sản công hợp lý, hiệu quả, tránh gây lãng phí, thất thoát; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện sau khi Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến về việc điều chỉnh, bổ sung phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất do các huyện, thị xã, thành phố quản lý. Trong thời gian chưa xử lý các cơ sở nhà, đất dôi dư phải bố trí bố trí nhân lực trông coi, bảo vệ, bảo quản tài sản, tránh để lấn chiếm, thất thoát, xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí tài sản của Nhà nước.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]