(Baothanhhoa.vn) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 12/12, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã trình bày Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong tỉnh gửi đến kỳ họp. 

Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 12/12, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã trình bày Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong tỉnh gửi đến kỳ họp.

Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII

Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh trình bày Thông báo công tác mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong tỉnh gửi đến kỳ họp. (Ảnh Minh Hiếu)

KẾT QUẢ CÔNG TÁC MẶT TRẬN THAM GIA XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

1. Công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động

MTTQ các cấp phát huy vai trò chủ trì, phối hợp trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận, tin tưởng của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền, trọng tâm là tập trung tuyên truyền, tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh cho trên 36.780 lượt cán bộ MTTQ các cấp, chức sắc, chức việc các tôn giáo; MTTQ tỉnh cấp phát 30.300 tờ báo Đại đoàn kết; đăng tải 616 tin, bài, 26 phóng sự tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân; tổ chức 22 lớp tuyên truyền, phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Hòa giải cơ sở cho 4.000 cán bộ MTTQ các cấp, Ban công tác Mặt trận và Nhân dân.

MTTQ các cấp trong tỉnh đã chủ trì, phối hợp tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhiều nét mới, tạo không khí đầm ấm, vui tươi, đoàn kết, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; vận động Quỹ vì người nghèo đạt trên 96 tỷ đồng, hỗ trợ sửa chữa, xây mới 1.560 căn nhà Đại đoàn kết; vận động được 576.870 suất quà Tết cho người nghèo trị giá 347 tỷ đồng; huy động 152 tỷ đồng hỗ trợ thực hiện các công trình an sinh xã hội...

2. Hoạt động tiếp xúc cử tri; giám sát, phản biện xã hội

MTTQ các cấp đã phối hợp với chính quyền cùng cấp, chủ trì tổ chức 8.390 hội nghị để đại biểu dân cử tiếp xúc với cử tri theo quy định của pháp luật tại các đơn vị bầu cử; tiếp 2.132 lượt công dân, tiếp nhận 790 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Phần lớn các đơn, thư tập trung vào lĩnh vực đất đai, chế độ, chính sách; đã chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 527 đơn thư; lưu 263 đơn thư do không đủ điều kiện xử lý.

Hoạt động giám sát của MTTQ các cấp được triển khai thực hiện bảo đảm theo kế hoạch đề ra, đi vào nền nếp, có chất lượng; tập trung giám sát những vấn đề Nhân dân đang quan tâm; đã chủ trì tổ chức 1.515 cuộc giám sát; tham gia phối hợp 1.048 cuộc giám sát với các cơ quan có thẩm quyền; Ban Thanh tra nhân dân giám sát 775 vụ việc, kiến nghị giải quyết 614 vụ việc; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát 892 công trình, dự án, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét 741 công trình, dự án có ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư.

Trong đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh đã thành lập các Đoàn giám sát, thực hiện giám sát 17 nội dung tại 35 sở, ngành, địa phương trong tỉnh, bảo đảm theo đúng Chương trình giám sát, phản biện xã hội 2023 được Tỉnh ủy phê duyệt. Thực hiện đầy đủ việc báo các kết quả giám sát và ban hành kiến nghị sau giám sát gửi đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Hoạt động phản biện xã hội ngày càng chủ động, thiết thực và hiệu quả; MTTQ các cấp chủ trì tổ chức phản biện xã hội, góp ý đối với 941 cơ chế, chính sách, chương trình, đề án của tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương. Trong đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì triển khai thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với 13.500 ý kiến tham gia; tham gia góp ý, tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với 30 dự thảo luật, Nghị định của Chính phủ, văn bản của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nghị quyết, quyết định, kế hoạch, đề án của HĐND, UBND và các sở, ngành cấp tỉnh. Hầu hết ý kiến phản biện, góp ý của MTTQ được các cơ quan soạn thảo tiếp thu và đánh giá cao.

II. TÂM TƯ, NGUYỆN VỌNG CỦA CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN

Cử tri và Nhân dân phấn khởi, tin tưởng, đánh giá cao cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sáng tạo và hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc đồng bộ, tích cực, có hiệu quả của MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả tích cực, nổi bật là: tốc độ tăng trưởng GRDP ước đạt 7,01%, sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng cao và khá toàn diện; Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,87%; dịch vụ, thương mại tiếp tục phát triển; hoạt động du lịch diễn ra sôi động. Chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục được nâng lên; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đời sống Nhân dân được cải thiện; nhiều hộ gia đình sinh sống trên sông, trong vùng có nguy cơ cao lũ ống, lũ quyét, sạt lở đất được di chuyển đến nơi an toàn, hỗ trợ xây dựng nhà ở, tạo sinh kế mới để ổn định cuộc sống; đã tổ chức thành công các sự kiện lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ được dư luận và Nhân dân đồng tình, đánh giá cao; giáo dục mũi nhọn đạt kết quả tích cực; thể thao thành tích cao đứng trong nhóm dẫn đầu cả nước; các chỉ số cải cách hành chính (PAPI, SIPAS, PAR INDEX) năm 2022 đứng trong nhóm dẫn đầu cả nước. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được chỉ đạo có hiệu quả, tạo niềm tin trong các tầng lớp Nhân dân.

Bên cạnh đó, vẫn có những vấn đề Nhân dân trong tỉnh còn băn khoăn, lo lắng, đó là:

Tốc độ tăng trưởng GRDP chưa đạt mục tiêu đề ra; công tác xúc tiến và thu hút đầu tư còn hạn chế; hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp còn khó khăn; tiến độ triển khai các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia rất chậm. Số lượng giáo viên còn thiếu cục bộ ở các cấp học, bậc học, nhất là đối với giáo viên tiểu học và giáo viên các môn đặc thù trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế còn xảy ra cục bộ; tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trong doanh nghiệp chưa có dấu hiệu giảm; vi phạm quyền lợi của người lao động, đình công, nghỉ việc tập thể, tai nạn lao động còn xảy ra. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở một số địa phương chưa chặt chẽ; tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, khai thác sai so với thiết kế, ngoài vị trí mốc giới chưa được giải quyết triệt để. Công tác cải cách hành chính còn hạn chế, tình trạng trễ hẹn trong giải quyết thủ tục hành chính còn xảy ra. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết các vụ việc phức tạp chưa kịp thời; tai nạn giao thông tăng cả về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ; hoạt động tội phạm trên không gian mạng, tội phạm ma túy trên tuyến biên giới, xuất nhập cảnh trái phép vẫn còn xảy ra... làm ảnh hưởng đến tư tưởng, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân.

Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII

Đại biểu dự kỳ họp. (Ảnh Minh Hiếu)

III. TỔNG HỢP Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ 17, HĐND TỈNH KHÓA XVIII

1. Về phát triển sản xuất

Cử tri và Nhân dân đề nghị HĐND, UBND tỉnh một số vấn đề sau:

(1) Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng miền trong tỉnh, nhất là khu vực miền núi; đẩy mạnh tích tụ tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, thúc đẩy các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản, hàng hóa trên thị trường. Tập trung triển khai thực hiện Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gia đoạn 2022-2025” theo Quyết định số 4079/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh; duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các huyện, xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn, hướng tới xuất khẩu.

(2) Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn toàn tỉnh; tiến độ triển khai thực hiện các dự án lớn, trọng điểm, tiến độ triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh; các dự án hạ tầng các KCN, CCN ở các địa phương; tiến độ lập, thẩm định, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2024 cấp huyện tạo điều kiện thuận lợi cho kêu gọi, thu hút đầu tư, triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt. Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

(3) Đề nghị UBND tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ; đẩy mạnh thu hút các dự án sản xuất công nghiệp, sản phẩm công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế của tỉnh. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án “Sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quyét và sạt lở đất ở các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025”; quan tâm hỗ trợ kinh phí di dời 39 hộ dân thuộc bản Tang, xã Trung Thành, huyện Quan Hóa.

(4) Tiếp tục quan tâm chỉ đạo dứt điểm việc xử lý cơ sở nhà đất dôi dư sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính ở cấp xã và phương án bố trí trụ sở làm việc cho các đơn vị phải di chuyển để đầu tư khu vực Hồ Thành theo Kết luận số 799-KL/TU ngày 04/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; hướng dẫn việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo Quyết định số 16/2023/QĐ-UBND ngày 20/4/2023 của UBND tỉnh và hướng dẫn thực hiện điểm a, b, Khoản 1, Điều 6, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ...

(5) Đề nghị tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn trả các tuyến đường tỉnh lộ, tuyến đường dân sinh bị hư hỏng do thi công dự án cao tốc tại một số địa phương; quan tâm đầu tư, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn các huyện; các tuyến giao thông kết nối các địa bàn khó khăn: Đường bản Chai vào bản Lách, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát; tuyến nối đến trung tâm bản Đồng Lách, xã Tân Trường, TX nghi Sơn, tuyến đường từ xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành đi xã Lương Nội, huyện Bà Thước; lắp đặt hệ thống biển báo, hệ thống đèn, tín hiệu, đèn chiếu sáng tại các nút giao trên các tuyến giao thông. Quan tâm rà soát, sửa chữa, gia cố cầu treo trên địa bàn các huyện miền núi đã bị hư hỏng, xuống cấp gây mất an toàn.

(6) Đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu bố trí nguồn kinh phí của Trung ương, của tỉnh hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nâng cấp các công trình đê sông, đê biển. Quan tâm đầu tư nâng cấp các hồ đập, nạo vét, sửa chữa các tuyến kênh, mương tưới, tiêu, các trạm bơm, cống tiêu thoát lũ trên địa bàn các huyện; xem xét và có phương án giải quyết việc ách tắc dòng chảy và ngập lụt của 50 hộ dân xã Xuân Du, huyện Như Thanh khi thi công đường TP Thanh Hóa đi Cảng hàng không Thọ Xuân.

2. Về quản lý tài nguyên, đất đai và bảo vệ môi trường

Cử tri và Nhân dân trong tỉnh đề nghị HĐND, UBND tỉnh:

(1) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khai thác khoáng sản trái phép, sai với thiết kế, ngoài vị trí mốc giới, nhất là cát, sỏi lòng sông, đá, đất san lấp trên địa bàn tỉnh .

(2) Tiếp tục làm việc với các đơn vị chủ quản để bàn giao diện tích đất của các nông, lâm trường, các công ty về địa phương quản lý. Hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở đo đạc địa chính, đặc biệt là đo đạc chia tách đất lâm nghiệp; chỉ đạo các địa phương, đơn vị đẩy nhanh việc bồi thường cho người dân khi thu hồi đất thực hiện các dự án. Đánh giá, khảo sát bất cập, ảnh hưởng của dự án truyền tải năng lượng Quốc gia đường dây 500 KV đi qua khu vực trường học của xã Đại Lộc, huyện Hậu Lộc.

(3) Tiếp tục chỉ đạo Công ty Thủy nông sông Chu, các địa phương tuyên truyền cho người dân không xả rác xuống tuyến Kênh Bắc, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, huyện Quảng Xương; quan tâm đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn huyện Thiệu Hóa; nhà máy nước sạch trên địa bàn huyện Lang Chánh; xem xét về việc nuôi lợn trong nhà cao tầng của Tập đoàn Xuân Thiện không vì lợi ích kinh tế mà làm ảnh hưởng môi trường và phá vỡ cảnh quan khu vực nông thôn tại huyện Ngọc Lặc. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu liên hợp xử lý rác thải tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn.

3. Về văn hoá - xã hội

(1)Về Giáo dục và đào tạo: Đề nghị UBND tỉnh tập trung giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu giáo viên nhiều năm nay trên địa bàn toàn tỉnh; xem xét điều chỉnh những bất cập trong thực hiện Quyết định 3185/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 của UBND tỉnh về việc quy định mức bình quân học sinh/lớp học và định mức biên chế cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên hành chính của các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn việc thực hiện hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục mầm non, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp theo Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của HĐND tỉnh do các cơ sở không có con dấu, tài khoản; chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các địa phương quản lý, chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, xử lý nghiêm tình trạng lạm thu trong các nhà trường. Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học trên địa bàn tỉnh; tiếp tục quan tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà văn hóa thiếu nhi thành phố Thanh Hóa.

(2) Về y tế: Đề nghị UBND tỉnh, ngành Y tế tiếp tục có giải pháp tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế, đảm bảo đời sống cho đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên y tế trong các cơ sở y tế công lập; tăng cường công tác quản lý Nhà nước các cơ sở tư nhân trong chăm sóc sức khỏe, các cơ sở spa thẩm mỹ.

(3) Về văn hóa: Đề nghị HĐND, UBND tỉnh có giải pháp phù hợp, thứ tự ưu tiên tăng nguồn phí đầu tư, tôn tạo, bảo tồn, chống xuống cấp các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh; đề nghị sớm chấp thuận chủ trương đầu tư trùng tu, tôn tạo và xây dựng quần thể chùa Am Các, thị xã Nghi Sơn. Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng khoa, phòng lão khoa ở các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện; có chủ trương xã hội hóa, cơ chế, chính sách hỗ trợ ban đầu xây dựng các cơ sở dưỡng lão, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi.

4. Về cơ chế, chính sách

(1) Xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 232/2019/NQ/HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh phù hợp với Nghị định 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ; chỉ đạo UBND các cấp bố trí kinh phí thực hiện hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội theo Nghị quyết số 109/NQ/HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh. Xem xét, nâng mức hỗ trợ kinh phí hàng tháng cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Đề nghị nâng mức thù lao cho người nghỉ hưu giữ các chức danh lãnh đạo chuyên trách các Hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo Quyết định số 30-QĐ/2011/TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

(2) Đề nghị HĐND, UBND tỉnh có giải pháp xử lý, cân đối ngân sách do thiếu hụt nguồn thu ở các huyện để đảm bảo hoạt động của các địa phương; nghiên cứu xem xét nâng mức hỗ trợ ngân sách cho hoạt động Quân sự quốc phòng cấp xã; Tiếp tục quan tâm có cơ chế hỗ trợ các địa phương (xã, thôn, bản) trên địa bàn các huyện miền núi trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

(3) Đề nghị HĐND, UBND tỉnh nghiên cứu xem xét ban hành chính sách khuyến khích ưu đãi trong xã hội hóa đầu tư xây dựng và quản lý nghĩa trang; nâng mức hỗ trợ đối với việc di chuyển mồ mả, thúc đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng ở các địa phương; quan tâm tháo gỡ các thủ tục, thời gian nhận kinh phí hỗ trợ hỗ trợ hỏa táng cho đối tượng hộ nghèo theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; tiếp tục đấu mối với các bộ, ngành Trung ương có phương án giải quyết quyền lợi chính đáng cho 91 công nhân nhà máy gạch Tuynel K2 Đông Văn.

5. Về an ninh trật tự, an toàn xã hội và một số vấn đề khác

(1) Cử tri và Nhân dân tiếp tục đề nghị UBND tỉnh, Công an tỉnh, các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân về các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo giả danh cơ quan nhà nước để chiếm đoạt tài sản qua mạng internet; tập trung trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm liên quan đến tín dụng đen, các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao; tăng cường giáo dục pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường nhằm khắc phục tình trạng bạo lực học đường, ma túy, thuốc lá điện tử, vi phạm pháp luật trong học sinh, thanh niên hiện nay.

(2) Đề nghị HĐND, UBND tỉnh nghiên cứu cho phép thành lập các tổ dân phố mới tại các khu chung cư, khu đô thị mới có đủ điều kiện để thực hiện điều hành, quản lý được thuận tiện, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Đề nghị Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ hướng dẫn cho Nhân dân làm thủ tục, giấy tờ đồng bộ, đơn giản trong việc qua lại thăm thân hai bên biên giới Việt Nam - Lào.

Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII

Đại biểu tham dự kỳ họp. (Ảnh Minh Hiếu)

IV. KIẾN NGHỊ CỦA BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM TỈ NH

Tại kỳ họp này, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh kiến nghị một số nội dung sau:

1. Đề nghị HĐND, UBND tỉnh tiếp tục:

Chỉ đạo có hiệu quả các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu có các giải pháp, cơ chế để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tối đa doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực của tỉnh, kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, ổn định việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho Nhân dân.

Tiếp tục chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người sử dụng đất; đồng thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án di dân, tái định cư, giải phóng mặt bằng, thu hút các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện quyết liệt hơn nữa công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính; nâng cao các chỉ số thành phần có xếp hạng thấp để cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), các chỉ số cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

2. Đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND:

Chỉ đạo triển khai có hiệu quả Nghị định 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Chính phủ quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung trên địa bàn tỉnh; khắc phục tình trạng một số cán bộ, công chức, viên chức, người có thẩm quyền còn có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy, giải quyết công việc không hiệu quả, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh hiện nay.

Tin liên quan:
  • Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII
    Nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đại biểu Nhân dân, đóng góp nhiều ý ...

    Sáng 12/12, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 17. Phát biểu khai mạc kỳ họp, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Với trách nhiệm trước cử tri và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, với kinh nghiệm, tri thức và bản lĩnh đã được tích lũy, rèn luyện qua nửa nhiệm kỳ HĐND tỉnh khóa XVIII, đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu; phát huy dân chủ, tích cực tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng đối với các nội dung của kỳ họp; chất vấn đúng và trúng các vấn đề mà cử tri quan tâm... Báo Thanh Hóa xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.

  • Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII
    Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023 và kế ...

    Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã trình bày báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024. Báo Thanh Hóa trân trọng giới thiệu báo cáo tóm tắt.

  • Thông báo công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII
    [Cập nhật] - Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

    Sáng 12/12, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 17.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]