(Baothanhhoa.vn) - Khởi điểm từ ý tưởng xây dựng 1 khu công nghiệp, các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm của tỉnh Thanh Hóa đã quyết tâm đề đạt với Trung ương được phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS). Để rồi từ “hạt nhân” Nghi Sơn, xứ Thanh đã dần bước vào “quỹ đạo” mới, với kỳ vọng sớm trở thành một trung tâm công nghiệp của đất nước trong tương lai gần.

Tạo dựng diện mạo trung tâm công nghiệp lớn

Khởi điểm từ ý tưởng xây dựng 1 khu công nghiệp, các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm của tỉnh Thanh Hóa đã quyết tâm đề đạt với Trung ương được phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS). Để rồi từ “hạt nhân” Nghi Sơn, xứ Thanh đã dần bước vào “quỹ đạo” mới, với kỳ vọng sớm trở thành một trung tâm công nghiệp của đất nước trong tương lai gần.

Tạo dựng diện mạo trung tâm công nghiệp lớnNhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam (Khu Công nghiệp Bỉm Sơn) đang hoàn thiện để đi vào vận thành trong quý I năm 2024.

Vị thế đã định hình

Nghi Sơn hôm nay đang “trở mình” mạnh mẽ, để xứng với vị thế, trọng trách của một khu kinh tế trọng điểm của cả nước.

Lợi thế về cảng nước sâu chính là lý do tiên quyết để nơi đây được chọn xây dựng nên một liên hợp lọc hóa dầu tầm cỡ khu vực. Không khỏi tự hào, khi “siêu” dự án này hiện đang là tổ hợp hóa dầu chế biến sâu tầm cỡ thế giới và phức tạp nhất trong lĩnh vực lọc hóa dầu tại Việt Nam và khu vực.

Kể từ khi đi vào vận hành thương mại năm 2018 đến nay, nhà máy đã cho ra đời 37 triệu tấn sản phẩm, với doanh thu khoảng 600.000 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước 75.000 tỷ đồng. Không những đáp ứng 35 - 40% nhu cầu xăng, dầu, từng bước bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, những sản phẩm hóa dầu đầu tiên như benzen, polypropylene và lưu huỳnh... cũng đã được xuất bán ra thị trường. Đây chính là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp chế biến để sản xuất ra hàng ngàn sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng dự báo sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Không chỉ lọc hóa dầu, Nghi Sơn ngày nay còn là trung tâm điện năng của khu vực, với 2 nhà máy tại Trung tâm Nhiệt điện Nghi Sơn có tổng công suất phát 11,4 tỷ kWh hàng năm lên lưới điện quốc gia. Cùng với đó, là hàng trăm “cỗ máy” công nghiệp đang vận hành ngày đêm, khiến Cảng Nghi Sơn tấp nập với những chuyến tàu chở dầu ăn, thép, xi măng, bao bì... đi tiêu thụ khắp cả nước và nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Tới đây, khi Nhà máy Luyện cán thép Nghi Sơn số 2 với công suất 3 triệu tấn/năm đi vào vận hành, hứa hẹn Nghi Sơn sẽ có thêm những dòng sản phẩm thép mới theo công nghệ thép DANIELI của Italia hiện đại bậc nhất châu Âu.

Cùng với KKTNS, với tiềm năng, dư địa phát triển nhiều ngành công nghiệp, Thanh Hóa hiện đã được quy hoạch tới 19 khu công nghiệp. Đến nay, đã có gần 400 dự án hoàn thành đi vào vận hành. Cùng với đó là hàng nghìn nhà máy sản xuất các sản phẩm truyền thống của tỉnh trong ngành vật liệu xây dựng, bia, chế biến tinh bột sắn... đóng góp tích cực vào giá trị của ngành công nghiệp.

Bước tới tương lai

Hiện nay, Thanh Hóa đang đứng thứ 16 cả nước và đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ về giá trị sản xuất công nghiệp, với 25 sản phẩm công nghiệp chủ yếu là thế mạnh. Phát huy tiềm năng, vị thế đặc biệt của tỉnh Thanh cùng những thành quả tiền đề, trong quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Trung ương đã hoạch định mục tiêu lớn, phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo và coi đây là trụ cột chính về kinh tế trên lộ trình đưa tỉnh Thanh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

Trong quy hoạch này, công nghiệp chế biến, chế tạo được xác định là nền tảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; trong đó sẽ tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh, có giá trị và có năng suất cao với định hướng như công nghiệp hóa dầu, hóa chất; công nghiệp sản xuất, cung ứng điện; công nghiệp cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp dệt may, giày da...

Tạo dựng diện mạo trung tâm công nghiệp lớnLiên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn hiện đang sở hữu 38 phân xưởng công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới.

Cùng với việc định hướng ngành và lĩnh vực, những dự án cụ thể cần tập trung tâm huyết và nguồn lực cũng đã được hoạch định rõ ràng. Theo đó, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn phát huy tối đa công suất và đầu tư mở rộng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Tổ hợp hóa chất Đức Giang, Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial đi vào vận hành, tỉnh Thanh Hóa cũng được định hướng thu hút các dự án sau lọc hóa dầu, phát triển các nhà máy điện khí LNG và hình thành Trung tâm điện khí LNG tại KKTNS; khuyến khích đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất thiết bị, phụ tùng máy công nghiệp, điện tử - viễn thông, các dự án dệt may và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, giày da quy mô lớn và công nghệ tiên tiến... Mục tiêu đến năm 2030, giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt con số 110.520 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92,1% tỷ trọng ngành công nghiệp.

Cùng với hoạch định lộ trình cụ thể, một số quy hoạch liên quan đến các lĩnh vực phát triển công nghiệp cũng đã được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương sớm tích hợp vào quy hoạch tỉnh, tạo cơ sở pháp lý cho tỉnh Thanh Hóa thu hút đầu tư và công tác triển khai dự án.

3 năm qua, dù khó khăn, song giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2023 vẫn tăng trưởng bình quân 17,5%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước và đứng trong tốp đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. Đây là những minh chứng cho sức sống ngành công nghiệp Thanh Hóa và là tiền đề để hiện thực hóa mục tiêu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]