Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025 dự báo dẫn đầu ASEAN
Các định chế tài chính quốc tế đều đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với mức tăng dẫn đầu khu vực ASEAN.
Năm 2025 sẽ là một năm đầy thách thức do những biến động về chính sách thương mại, thuế quan trên toàn cầu. Tuy nhiên, các định chế tài chính quốc tế đều đưa ra dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, với mức tăng dẫn đầu khu vực ASEAN. Sản xuất vẫn là động lực chính dẫn dắt đà tăng trưởng.
Các chuyên gia kinh tế của ngân hàng Standard Chartered dự báo, tăng trưởng kinh tế bình quân toàn cầu trong năm nay ở mức 3,1%, khu vực ASEAN khoảng 4,8%, giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng đạt được trong năm ngoái. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam sẽ kéo dài đà tăng trưởng từ mức tăng GDP ấn tượng 7% năm 2024.
Ông Tim Leelahaphan - Chuyên gia kinh tế cấp cao, Ngân hàng Standard Chartered cho biết: "Tôi cho rằng, sản xuất, hiển nhiên, vẫn là động lực chính dẫn dắt đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay. Tôi nghĩ một lĩnh vực khác đang bắt đầu cho thấy những dấu hiệu phục hồi, chính là thị trường bất động sản. Chúng ta thấy đã bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại đối với lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, một lĩnh vực khác, theo tôi cũng cần theo dõi sát, đó là bán lẻ và tiêu dùng nội địa".
Là nền kinh tế có độ mở cao, nên những vấn đề liên quan tới thương mại toàn cầu có thể có những tác động nhất định tới kinh tế Việt Nam
Dữ liệu kinh tế tháng 1 cho thấy doanh số bán lẻ tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cả hàng hoá và dịch vụ đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh. Theo các chuyên gia, dư địa vẫn còn rất lớn do doanh số bán lẻ vẫn đang thấp hơn so với tiềm năng do xu hướng tăng trưởng mang lại. Các chuyên gia kinh tế từ HSBC cũng chia sẻ quan điểm Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ nhất khu vực ASEAN trong năm nay.
Bà Yun Liu - Chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Bộ phận Nghiên cứu toàn cầu HSBC chia sẻ: "Thương mại vẫn là một trong những trụ cột tăng trưởng chính, dù có thể chịu nhiều tác động do những căng thẳng thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam đang trên đà thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, nhưng cũng cần chú trọng việc đa dạng hoá các nhà đầu tư. Một trụ cột quan trọng chính là đầu tư công. Chính phủ đang rất quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế".
Là nền kinh tế có độ mở cao, nên những vấn đề liên quan tới thương mại toàn cầu có thể có những tác động nhất định tới kinh tế Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, sang quý II, khi các chính sách liên quan tới thuế quan rõ ràng hơn, mức độ tác động hay hưởng lợi sẽ rõ nét hơn. Trong lúc này, tiếp tục tối ưu hoá chi phí hoạt động, đa dạng hoá thị trường đầu ra vẫn đang là giải pháp cần thiết của doanh nghiệp, giúp chủ động trước những biến động, nếu có.
Theo VTV
{name} - {time}
-
2025-02-22 14:05:00
Như Xuân phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
-
2025-02-22 11:53:00
Nâng cấp mở rộng đường giao thông, tạo diện mạo mới cho thành phố
-
2025-02-22 09:58:00
Bảo vệ và nâng cao hiệu quả phát triển rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh
Thọ Xuân: Triển khai đợt cao điểm “30 ngày đêm” giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm năm 2025
Bản tin Tài chính 22/2: Vàng giảm chỉ là ngắn hạn?
Bộ Tài chính không đồng tình thí điểm giao dịch tiền số tại trung tâm tài chính
Nghiên cứu xử lý thông tin ngành xi măng vẫn chưa thể giải quyết được bài toán cung - cầu
Hồ sơ dự thầu không trung thực, nhiều doanh nghiệp “dính” lệnh cấm
Xây dựng các mô hình giá trị kinh tế lớn ở Yên Định
Đồng lòng tháo gỡ vướng mắc các dự án 110kV tại Thanh Hóa
Bản tin Tài chính 21/2: Vàng vẫn chưa ngừng tăng, lập đỉnh mới
Chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu