(Baothanhhoa.vn) - Trong dòng người từ nhiều tỉnh, thành phố phía Nam vừa trở về quê tránh dịch, bệnh COVID-19, có nhiều người đã qua đào tạo, có kiến thức và tay nghề.

Tận dụng cơ hội

Trong dòng người từ nhiều tỉnh, thành phố phía Nam vừa trở về quê tránh dịch, bệnh COVID-19, có nhiều người đã qua đào tạo, có kiến thức và tay nghề.

Tận dụng cơ hội

Cất bằng đại học, từ chối cơ hội việc làm ở đô thị, anh Nguyễn Việt Dũng đã về quê mở trang trại trên vùng đất Thọ Xương, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

Trên một số diễn đàn đồng hương Thanh Hóa khu vực phía Nam không chỉ bây giờ, khi mà dịch, bệnh tước đoạt đi cơ hội việc làm, lao động ngoại tỉnh mới tính chuyện hồi hương, mà mong muốn về quê lập nghiệp đã được nhiều người thể hiện trước đó, trong đó có nhiều người đã tốt nghiệp đại học đang làm việc ở các doanh nghiệp phía Nam.

Ly hương tìm kiếm việc làm ở các khu công nghiệp phía Nam có thể nói cũng là chuyện bất đắc dĩ. Bởi khi chưa nhìn ra cơ hội để lập nghiệp ở quê nhà họ mới buộc lòng phải ra đi sống cuộc sống thiếu thốn tình cảm ở nơi viễn xứ.

Mấy năm nay, chủ trương đưa nhà máy về làng và “trao vốn” cho lao động ở nông thôn khởi nghiệp đã trở thành câu chuyện rất sinh động ở nhiều vùng quê xứ Thanh. Nhiều trí thức đã có cơ hội để khẳng định năng lực bản thân, những lao động tự do cũng đã nhìn thấy cơ hội việc làm cho mình tại quê hương. Họ không còn phải mơ xa, đi xa nữa. Đồng đất quê hương với tiềm năng lớn sau quá trình dồn đổi, tập trung đất đai, là cơ hội để con người khai phá đơm hoa từ lòng đất bằng những dự án vườn đồi, trang trại nông nghiệp, thủy sản quy mô...

Bây giờ ở nhiều vùng quê chúng ta không còn xa lạ với những doanh nghiệp ở lĩnh vực nông nghiệp được khởi sự bởi người trẻ. Nhiều thanh niên sau khi tốt nghiệp đại học, thậm chí du học, sau khi làm việc tích lũy được kinh nghiệm ở một số tỉnh, thành phố lớn, đã chọn cách trở về lập nghiệp. Một hệ sinh thái khởi nghiệp đang được tạo ra bởi những người trẻ có khát vọng và trình độ. Người trẻ đồng thời với việc tạo ra cơ hội cho mình, cũng tạo ra những cơ hội việc làm cho nhiều lao động khác. Tổ chức tốt hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp là điều kiện để kéo nguồn lực về nông thôn, vừa tạo ra giá trị cho doanh nghiệp vừa tạo ra giá trị cho nông dân. Làm tốt việc này sẽ không còn phải lo lắng việc thanh niên bỏ ruộng, rời làng ra đi nữa.

COVID-19 là thảm họa, nhưng ở góc độ nào đó cũng là dịp để những lao động, trong đó có nhiều trí thức trẻ trở về, tìm cơ hội lập nghiệp mới an toàn và bền vững hơn ngay tại quê nhà. “Đất hứa” không đâu xa, mà do chính mình tạo ra trên đồng đất quê mình.

Chủ trương hiện đại hóa nông thôn và ly nông nhưng không ly hương là nội dung được đề cập rất nhiều trong thời gian qua, vấn đề chỉ là thực hiện nó như thế nào để phát huy hiệu quả mà thôi.

Sự trở về của nhiều lao động từ phía Nam lần này được nhìn nhận có thể sẽ tạo ra áp lực về việc làm ở nhiều địa phương trong tỉnh thời kỳ hậu COVID-19. Thế nhưng đó cũng chính là cơ hội để chúng ta thay đổi suy nghĩ, thay đổi tư duy, tạo ra hiệu quả và cách làm mới hơn ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề là chúng ta sẽ tận dụng điều đó và tổ chức thực hiện như thế nào mà thôi.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]