(Baothanhhoa.vn) - Ngọc Lặc có 25 mỏ khoáng sản và 25 doanh nghiệp được cấp phép tham gia hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn. Để hoạt động này đi vào nền nếp, tránh thất thu tài nguyên và thất thu ngân sách Nhà nước, huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản.

Siết chặt hoạt động khai thác khoáng sản

Ngọc Lặc có 25 mỏ khoáng sản và 25 doanh nghiệp được cấp phép tham gia hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn. Để hoạt động này đi vào nền nếp, tránh thất thu tài nguyên và thất thu ngân sách Nhà nước, huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản.

Siết chặt hoạt động khai thác khoáng sảnKhai thác cắt dây giúp doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn huyện Ngọc Lặc tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo môi trường.

Xã Cao Thịnh được xem là “trung tâm” khai thác, chế biến khoáng sản lớn của huyện Ngọc Lặc với 12 mỏ đá và 12 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến đá. Vì vậy, để hoạt động khai thác đi vào nền nếp, ngoài tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp trên, xã Cao Thịnh còn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá tuân thủ, chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật Khoáng sản... Hiện nay, các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá trên địa bàn đã đầu tư máy móc hiện đại phục vụ cho hoạt động khai thác cắt tầng theo phương pháp cắt dây vừa tiết kiệm, nâng cao giá trị tài nguyên, vừa góp phần giải quyết nguy cơ mất an toàn lao động. Ngoài đầu tư máy móc hiện đại phục vụ cho việc khai thác, các doanh nghiệp còn tuân thủ lắp đặt các trạm cân và hệ thống camera, giúp cho việc quản lý khai thác khoáng sản của cơ quan quản lý Nhà nước đem lại hiệu quả hơn.

Để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản, ngoài triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, huyện còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về Luật Khoáng sản cho UBND cấp xã và các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Đồng thời, huyện đã có văn bản chỉ đạo các địa phương, ngoài công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về các quy định trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, thì các địa phương cũng phân công cán bộ địa chính, công an xã, các đoàn thể quần chúng tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và phản ánh kịp thời các tổ chức, cá nhân lợi dụng san lấp mặt bằng, hoặc thăm dò để khai thác, vận chuyển tài nguyên trái phép.

Phối hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, lực lượng công an huyện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản đối với các đơn vị đang hoạt động khai thác khoáng sản nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng khai thác, vận chuyển trái phép... Nhờ đó, ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp đã được nâng lên. Hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản được cấp phép đã có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định của tỉnh, của địa phương, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn lao động. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm mở rộng quy mô, công suất, thiết bị hiện đại, công nghệ khai thác có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên. Mặt khác, thực hiện nghiêm việc khai thác trong mốc giới, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh và các biện pháp bảo vệ môi trường...

Tuy nhiên, vẫn còn một vài doanh nghiệp khai thác khoáng sản chưa thực hiện đúng quy định trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và vận chuyển khoáng sản. Điển hình như Tổng Công ty CP Đầu tư xây dựng Minh Tuấn và Công ty TNHH Cao Minh đã vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản và đã bị xử lý, với số tiền xử phạt trên 385 triệu đồng.

Để tiếp tục nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến các đơn vị, doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản và xử lý nghiêm đối với những tổ chức, doanh nghiệp sai phạm. Những địa phương có mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác, nhất là những địa phương có doanh nghiệp sai phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản bị xử lý cần nâng cao trách nhiệm và làm tốt hơn nữa công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản; phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản. Bên cạnh đó, cần quan tâm, chú trọng, nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng dân cư, đẩy mạnh tuyên truyền, kêu gọi các doanh nghiệp tuân thủ, chấp hành nghiêm các quy định trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, nhất là khai thác đúng mốc giới, trữ lượng đã được cấp phép.

Bài và ảnh: Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]