Phấn đấu đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm dịch vụ về du lịch, giáo dục, y tế, cảng biển, logistics của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Quyết định số 3572/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của chương trình là, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2021 - 2025 đạt 8,9%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 đạt khoảng 8,5%/năm; tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP đạt ở mức 33,3% vào năm 2030.
Trong thời kỳ 2030 - 2050, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế.
Để đạt mục tiêu trên, chương trình đã đưa ra định hướng phát triển các ngành dịch vụ. Trong đó, đối với dịch vụ du lịch: Định hướng phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; trong đó, tập trung ưu tiên phát triển 3 sản phẩm du lịch có thế mạnh của tỉnh, gồm: du lịch biển, du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch di sản văn hóa, tâm linh. Duy trì vị trí dẫn đầu của du lịch Thanh Hóa trong thu hút khách du lịch phía Bắc đối với du lịch biển.
Xây dựng các tuyến du lịch kết nối giữa các khu, điểm du lịch với các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, nhất là các tuyến du lịch kết nối TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn với các di tích lịch sử văn hóa.
Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, liên doanh, liên kết và xúc tiến du lịch; trong đó, chú trọng kêu gọi, tạo điều kiện để các hãng du lịch lớn, có uy tín mở tour liên kết với Thanh Hóa.
Hình thành, phát triển kinh tế đêm phục vụ du lịch; trước mắt, thí điểm tại một số khu dịch vụ du lịch tổng hợp giải trí có tiềm năng như TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn với các dịch vụ giải trí, mua sắm, nghệ thuật, ẩm thực; tổ chức phố đi bộ, chợ đêm,...Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành du lịch, phát triển du lịch thông minh, xây dựng hệ thống thống kê du lịch hiệu quả.
Đối với dịch vụ logistics và vận tải: Phát triển dịch vụ logistics theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP của tỉnh.
Khai thác thế mạnh cụm cảng nước sâu Nghi Sơn để phát triển mạnh dịch vụ cảng biển, vận tải biển, logistics; kêu gọi đầu tư xây dựng trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại Khu kinh tế Nghi Sơn, trung tâm logistics cấp tỉnh tại khu vực phía Tây TP Thanh Hóa với quy mô tối thiểu khoảng 10 ha và trung tâm logistics tại Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng với quy mô tối thiểu khoảng 20 ha để gom hàng, phân phối hàng hóa đến các khu vực trong nước và quốc tế.
Nghiên cứu đầu tư xây dựng và hình thành tuyến vận tải đường sắt kết nối Khu kinh tế Nghi Sơn với Cảng hàng không Thọ Xuân để nâng cao lưu lượng hàng hóa thông qua Cảng Nghi Sơn; phương án đầu tư tuyến đường sắt nhẹ hoặc Metro kết nối Cảng hàng không Thọ Xuân với TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn,...Ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong các dịch vụ logistics theo hướng đồng bộ, hiện đại, tiến tới phát triển thương mại điện tử và logistics điện tử (e-logistics). Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hãng vận tải biển lớn thiết lập trụ sở, chi nhánh tại tỉnh; thu hút các doanh nghiệp logistics có thương hiệu, uy tín đầu tư vào tỉ nh.
Đối với dịch vụ giáo dục đào tạo: Hướng đến nền giáo dục đào tạo chất lượng, công bằng; nâng cao chất lượng toàn diện, giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn trong nhóm các tỉ nh, thành phố dẫn đầu cả nước. Tập trung phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế; chú trọng đào tạo nhân lực ở lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao, nhân lực quản trị, nhân lực y tế, giáo dục, giao thông vận tải, logistics, thương mại, du lịch,... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, trong dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục; triển khai xây dựng mô hình trường học thông minh, lớp học thông minh. Tập trung nguồn lực đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên bố trí kinh phí trợ giúp cho các đối tượng thuộc diện chính sách, người nghèo. Chuyển cơ chế cấp kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ sang cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng trên cơ sở số lượng và chất lượng dịch vụ được cung ứng.
Sắp xếp mạng lưới trường học gắn với sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, đảm bảo phân bố hợp lý giữa các vùng, miền, địa bàn dân cư; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, đảm bảo quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề, trình độ đào tạo, vùng miền, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng. Phối hợp với các trường đại học lớn trong khu vực để thành lập phân hiệu tại Thanh Hóa theo các quy định hiện hành và phù hợp với Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm, nhằm cung cấp nhân lực cho các trụ cột phát triển kinh tế của tỉ nh.
Đối với dịch vụ y tế: Phát triển hệ thống y tế tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại và bền vững; hướng đến mục tiêu trọng tâm là nâng cao sức khỏe cộng đồng nhằm đảm bảo công bằng, hiệu quả trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; phát triển nhanh các dịch vụ y tế chất lượng cao, xã hội hóa một số bệnh viện dịch vụ chất lượng cao, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm về dịch vụ y tế kỹ thuật cao của khu vực Bắc Trung Bộ .
Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế phù hợp với đặc điểm dân cư, sự thay đổi của mô hình bệnh tật và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu để mọi người dân được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao, hiệu quả với chi phí hợp lý.
Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động, loại hình y tế tư nhân như bệnh viện tư nhân, phòng khám đa khoa,... nhằm xã hội hóa công tác y tế; phối hợp với y tế tư nhân trong việc quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý các bệnh xã hội phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Tăng khả năng tiếp cận và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh các cấp và hệ thống đánh giá phản hồi của người dân; ban hành các quy trình chuyên môn. Tiếp tục hiện đại hóa 13 bệnh viện tuyến tỉnh; nâng cấp, mở rộng 03 Bệnh viện đa khoa các huyện Hà Trung, Quan Hóa, Thọ Xuân thành 03 Bệnh viện đa khoa khu vực. Thành lập thêm một số Trung tâm chuyên s âu như Trung tâm Thận lọc máu, Trung tâm cấp cứu trước viện, Trung tâm tế bào gốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; thành lập mới Bệnh viện Phân hiệu Đại học Y Hà Nội; đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở Thanh Hóa theo hình thức xã hội hóa, tiến tới hình thành trung tâm y tế tại Thanh Hóa,... nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trên địa bàn tỉnh.
Đối với dịch vụ khoa học và công nghệ: Tập trung đầu tư nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ, coi trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao nhằm xây dựng Thanh Hóa trở thành trung tâm khoa học và công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ.
Phát triển các dịch vụ cung cấp, tổng hợp, phân tích thông tin, số liệu thống kê khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, quản lý, dự báo, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, sản xuất kinh doanh. Phát triển sản xuất phần mềm, nội dung số, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới của Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên 05 trụ cột tăng trưởng của tỉnh, gồm công nghiệp chế biến, chế tạo; nông nghiệp; du lịch; dịch vụ y tế và phát triển hạ tầng.
Hướng đến việc xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh thông qua áp dụng tiêu chuẩn quố c gia, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế; dịch vụ đánh giá sự phù hợp; dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn về đo lường; dịch vụ sở hữu trí tuệ.
Đối với dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông: Phát triển thị trường công nghệ thông tin và truyền thông bền vững, định hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sang các trụ cột mới (điện tử, dịch vụ nội dung số, an toàn và an ninh mạng, thương mại điện tử,...), đối tượng mới (thành phố thông minh, chính phủ số, công dân số), không gian mới.
Hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh; đảm bảo kết nối, tiếp nhận thông tin nguồn từ Trung ương đến tỉnh, cấp huyện, cấp xã cho hệ thống thông tin cơ sở. Phấn đấu 100% đài truyền thanh cấp xã chuyển đổi sang hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ, đáp ứng các dịch vụ đăng ký, thanh toán tự động và phục vụ người sử dụng tại các khu vực công cộng tập trung đông người như: trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, bến xe, sân bay, nhà ga, công viên, bảo tàng, khu du lịch, các khu vui chơi giải trí, trường học và bệnh viện,...
Phát triển hạ tầng băng rộng di động, cố định đến tất cả các thôn, bản, khu phố trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh để phục vụ quá trình chuyển đổi số. Xây dựng hoàn thành Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh của tỉnh và xây dựng từ 02 đô thị thông minh trở lên. Đến năm 2030, phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G và các công nghệ thế hệ sau; xây dựng ít nhất 04 đô thị thông minh.
Xây dựng hạ tầng số, phát triển các nền tảng số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nền tảng số trí tuệ nhân tạo, loT, phân tích dữ liệu, thanh toán số... để hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Đối với dịch vụ phân phối, thương mại điện tử: Xây dựng được thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững.
Ứng dụng chuyển đổi số trong dịch vụ phân phối, thương mại, nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân.Đổi mới nội dung và phương thức quản lý phù hợp với từng loại hình thương mại truyền thống, đặc biệt là chợ. Phát triển các sản phẩm, giải pháp công nghệ số và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai ứng dụng trong từng công đoạn của chu trình kinh doanh; các dịch vụ tích hợp dựa trên công nghệ tiên tiến như công nghệ thẻ thông minh, công nghệ Block Chain, công nghệ nhận dạng đối tượng, mã vạch.Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động phân phối, bán lẻ, đặc biệt là các hoạt động lập cơ sở bán lẻ, phát triển chuỗi bán lẻ trong nước của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo sự phát triển, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia thị trường phân phối, đồng thời, thực thi nghiêm túc nội dung cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ phân phối.
Đối với dịch vụ tài chính ngân hàng: Duy trì, phát triển thị trường tài chính ngân hàng tiếp tục là kênh huy động và dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, phát triển hạ tầng chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, mở rộng hệ sinh thái thanh toán số, đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp với các ngành, lĩnh vực khác để phục vụ thanh toán trực tuyến, phát triển thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.
Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; trong đó, tập trung nghiên c ứu ứng dụng các công nghệ, mô hình kinh doanh, giải pháp s ố tiên tiến để phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên nền tảng số, đảm bảo an toàn, bảo mật, nhằm mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xác định rõ tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số do có nhiều điều kiện thuận lợi trong chuyển đổi số và hầu hết người dân đều tiếp cận dịch vụ ngân hàng, giúp tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả xã hội cao.
Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành dịch vụ nêu trên, chương trình đã đưa ra các giải pháp phát triển tổng thể khu vực dịch vụ để các sở, bàn, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị xây dựng chương trình hành động, tổ chức thực hiện, đảm bảo khả thi, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Ngân Hà
- 2024-11-17 18:56:00
Tạo môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ phát triển
- 2024-11-17 17:44:00
Cô giáo người Mường miệt mài gieo chữ
- 2024-09-04 13:13:00
Mô hình “Tổ 3 trên 1” giúp người lầm lỗi hoàn lương
Làng nghề Mật Sơn vào mùa tết trung thu
Bão số 3 mạnh cấp 11, giật cấp 13 trên khu vực Bắc Biển Đông
Huyện Hoằng Hóa chủ động ứng phó bão Yagi
Hà Trung huy động nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Những việc người dân cần làm trước, trong và sau bão
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3
Số hóa “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước
Làng chài Thiệu Vũ quây quần trong những ngày mừng Quốc khánh
Viettel tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng