(Baothanhhoa.vn) - Phát huy tiềm năng, thế mạnh của khu vực miền núi, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, các địa phương và tinh thần nỗ lực vươn lên của Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) Thanh Hóa đã và đang góp phần tích cực XDNTM trên mỗi bản, làng, địa phương.

Nông dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi chung sức xây dựng nông thôn mới

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của khu vực miền núi, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, các địa phương và tinh thần nỗ lực vươn lên của Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) Thanh Hóa đã và đang góp phần tích cực XDNTM trên mỗi bản, làng, địa phương.

Nông dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi chung sức xây dựng nông thôn mớiMô hình vườn cam của nông dân Triệu Văn Cấu, dân tộc Dao ở bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi (Mường Lát). Ảnh: Tuấn Bình (CTV)

Phát triển kinh tế hộ gia đình

Vùng DTTS&MN tỉnh Thanh Hóa hiện nay có tổng diện tích tự nhiên khoảng gần 8.000km2, chiếm trên 71% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã có xã, thôn miền núi, với 174 xã, thị trấn/1.548 thôn, bản, khu phố. Toàn vùng có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Mường, Kinh, Thái, Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú, với tổng số dân khoảng gần 1 triệu người (trong đó người DTTS khoảng 701.039 người). Địa bàn sinh sống của các DTTS có nhiều tài nguyên, khoáng sản; điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện, trọng tâm là nghề rừng, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và cây dược liệu. Dọc tuyến biên giới với nước bạn Lào có Cửa khẩu quốc tế Na Mèo; Cửa khẩu quốc gia Tén Tằn và cửa khẩu phụ Khẹo là điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Nhiều nông dân là người DTTS, sinh sống ở vùng đồng bào DTTS&MN đã và đang tận dụng tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như linh hoạt, mạnh dạn, sáng tạo, khởi nghiệp... đem lại hiệu quả kinh tế trong gia đình, đồng thời góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, XDNTM ở mỗi bản, làng, địa phương.

Vùng DTTS&MN tỉnh Thanh Hóa hiện nay có tổng diện tích tự nhiên khoảng gần 8.000km2, chiếm trên 71% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,...

Địa bàn sinh sống của các DTTS có nhiều tài nguyên, khoáng sản; điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện, trọng tâm là nghề rừng, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp và cây dược liệu....

Tiêu biểu, ở huyện vùng cao Mường Lát, nông dân Triệu Văn Cấu, dân tộc Dao ở bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi là điển hình tiên tiến, gương mẫu trong các phong trào thi đua, sản xuất, kinh doanh giỏi. Triệu Văn Cấu đã tìm tòi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu tại địa phương. Hiện nay, gia đình anh Cấu đã trồng, phát triển vườn cam, nuôi lợn sinh sản, cung cấp con giống và thực phẩm cho bà con trong vùng; tìm tòi ươm các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao... giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định. Ở thôn 10, xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, anh Đỗ Anh Quân, dân tộc Mường, sinh năm 1984 được biết đến là tấm gương nông dân đi đầu trên địa bàn xã về việc sản xuất, kinh doanh giỏi, phát triển kinh tế hộ gia đình với mô hình VAC chăn nuôi gà, quy mô 35.000 con/năm, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh; đồng thời gia đình anh tự chế biến sản thẩm thức ăn chăn nuôi gà. Ngoài ra, gia đình anh Quân trồng 0,7ha cây ăn quả và 1,2ha đất trồng cây cao su. Từ mô hình này, thu nhập bình quân của gia đình anh đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động thời vụ. Còn tại huyện Cẩm Thủy, ông Triệu Phúc Hiến, sinh năm 1964, dân tộc Dao ở thôn Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn là tấm gương nông dân đi đầu trong phát triển kinh tế. Gia đình ông Hiến trồng cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc. Hiện nay, diện tích đất lâm nghiệp của gia đình ông hơn 90ha, chủ yếu trồng cây keo làm nguyên liệu giấy; xây dựng chuồng trại chăn nuôi dê, lợn, tạo công ăn việc làm ổn định cho 7 - 10 lao động thời vụ, 5 lao động thường xuyên, với mức thu nhập 5,5 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập trung bình của gia đình ông đạt trên 500 triệu đồng/năm, trong đó thu nhập từ cây keo là hơn 400 triệu đồng. Ở thôn Khụ 1, xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh, anh Phạm Văn Hoàng, sinh năm 1987, dân tộc Mường là nông dân trẻ tiêu biểu trong việc chăn nuôi dúi giống và dúi thương phẩm. Hàng năm, thu nhập từ nuôi dúi của gia đình anh Hoàng hơn 200 triệu đồng. Ở xã miền núi Xuân Du, huyện Như Thanh, anh Hoàng Văn Tuấn là tấm gương hội viên nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm mạnh dạn đầu tư mô hình gia trại tổng hợp trồng nho sữa và các loại cây ăn quả khác với diện tích 2ha. Anh Tuấn dự định tiếp tục mở rộng diện tích trồng nho và cải tạo vườn nho thành điểm tham quan, kết nối hoạt động trải nghiệm khi du khách về các điểm du lịch trên địa bàn huyện Như Thanh. Thu nhập trung bình của gia đình anh Tuấn là hơn 500 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động.

Còn nhiều tấm gương, hội viên, hộ gia đình nông dân điển hình trong các phong trào phát triển KT-XH, XDNTM trong đồng bào DTTS&MN xứ Thanh. Họ không chỉ làm kinh tế giỏi, mà còn là những người có uy tín trong cộng đồng, tích cực tuyên truyền để bà con chung sức XDNTM.

Góp phần xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, các cấp hội nông dân tỉnh Thanh Hóa đã phát huy tốt ý chí tự lực tự cường, nêu cao vai trò, trách nhiệm cùng cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân vận động, tuyên truyền hội viên, người dân tham gia phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình, chung sức XDNTM. Trong đó lồng ghép thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách dân tộc dành cho đồng bào. Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo các cấp tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nông nghiệp và XDNTM giai đoạn 2021-2025 của tỉnh.

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh, mục tiêu chung của chương trình XDNTM giai đoạn 2021-2025, Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 có 17 huyện, thị xã, thành phố trở lên, 88% số xã của tỉnh, 65% số thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM. Trong số 11 huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 có 4 địa phương đạt chuẩn NTM cấp huyện là Ngọc Lặc, Như Thanh, Thạch Thành, Cẩm Thủy. Đến đầu tháng 10/2024, khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh có 73/163 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến đến năm 2025 có 109/163 xã đạt chuẩn NTM.

Ông Nguyễn Hữu Đồng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thời gian qua, các cấp hội nông dân tập trung vận động, tuyên truyền, hỗ trợ và tổ chức cho nông dân tích cực tham gia phong trào thi đua “Chung sức XDNTM, đô thị văn minh”. Các việc làm cụ thể như hỗ trợ Nhân dân phát triển kinh tế hộ, từ đó tạo nguồn lực đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân hiến đất; đóng góp ngày công, tiền của XDNTM, NTM nâng cao, kiểu mẫu; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hóa- văn nghệ, TDTT để nông dân tham gia; vận động nông dân thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. XDNTM bền vững từ những hộ gia đình.

Trong 9 tháng năm 2024, các cấp hội nông dân tỉnh Thanh Hóa đã vận động 77.944 hộ nông dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; vận động hội viên nông dân hiến 161.471m2 đất; tu sửa và làm mới 634,9km đường giao thông nông thôn, kênh mương, khối lượng đào đắp 371.250m3 đất đá và tham gia xây dựng 339 công trình các loại. Hội Nông dân tỉnh tham gia ý kiến vào báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM đến năm 2023 của UBND tỉnh đối với các huyện Hậu Lộc, Hà Trung, Thọ Xuân và NTM nâng cao năm 2024 đối với huyện Yên Định. Đẩy mạnh thực hiện các mô hình, phần việc, nhiệm vụ đã đăng ký như: Mô hình giảm nghèo, mô hình phát triển kinh tế; mô hình hàng rào xanh; xây dựng vườn mẫu; cải tạo vườn tạp; công tác vệ sinh môi trường nông thôn, đồng ruộng; mô hình đoạn đường “Nông dân tự quản”; mô hình “Tặng bình chữa cháy cho hộ nghèo, hộ cận nghèo”. Tiêu biểu, Hội Nông dân huyện Triệu Sơn có mô hình “hàng cau nông dân”; Hội Nông dân huyện Quan Sơn với mô hình “Mỗi năm một chuyên đề, mỗi tháng một sản phẩm”; Hội Nông dân Lang Chánh mô hình phát triển kinh tế phát triển cây mai, vầu, giang; Hội Nông dân huyện Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Quan Hóa, Ngọc Lặc, Nông Cống, Hoằng Hóa với mô hình xây dựng vườn mẫu, cải tạo vườn tạp; Hội Nông dân huyện Bá Thước, thị xã Nghi Sơn, Yên Định, Thạch Thành thành lập và hoạt động hiệu quả các tổ tự quản bảo vệ môi trường...

Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh, mục tiêu chung của chương trình XDNTM giai đoạn 2021-2025, Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 có 17 huyện, thị xã, thành phố trở lên, 88% số xã của tỉnh, 65% số thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM. Trong số 11 huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 có 4 địa phương đạt chuẩn NTM cấp huyện là Ngọc Lặc, Như Thanh, Thạch Thành, Cẩm Thủy. Đến đầu tháng 10/2024, khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh có 73/163 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến đến năm 2025 có 109/163 xã đạt chuẩn NTM.

Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]