(Baothanhhoa.vn) - Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Bởi lẽ, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN đã làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động, nhất là khi họ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động không được thanh toán chế độ; một số lao động đến tuổi nghỉ hưu không được chốt sổ BHXH để giải quyết chế độ hưu trí, khiến cuộc sống của họ luôn bấp bênh trước những áp lực cuộc sống.

Nợ đọng BHXH - “khối u” vẫn còn nhức nhối (Bài 2): Quyền lợi người lao động bị “đánh cắp”

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Bởi lẽ, nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN đã làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động, nhất là khi họ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động không được thanh toán chế độ; một số lao động đến tuổi nghỉ hưu không được chốt sổ BHXH để giải quyết chế độ hưu trí, khiến cuộc sống của họ luôn bấp bênh trước những áp lực cuộc sống.

Nợ đọng BHXH - “khối u” vẫn còn nhức nhối (Bài 2): Quyền lợi người lao động bị “đánh cắp”Nhiều lao động của Công ty CP Xây dựng Hancorp.2 bị nợ đọng BHXH vẫn đang loay hoay mưu sinh qua ngày.

Khổ trăm bề vì bị nợ BHXH

Có “thâm niên” hơn 20 năm làm việc tại Xí nghiệp gạch Đông Văn, thuộc Công ty CP Xây dựng Hancorp.2, thế nhưng từ năm 2012 trở lại đây chị Ng.Th.Th ở xã Đông Văn (Đông Sơn) không được hưởng quyền lợi ốm đau, thai sản, mặc dù hàng tháng công ty vẫn khấu trừ các khoản đóng BHXH, BHYT vào lương. Hiện nay, chị phải chạy vạy khắp nơi để trang trải cuộc sống, bởi Xí nghiệp gạch Đông Văn đã dừng hoạt động, chị lại không thể xin được việc do các đơn vị mới đều từ chối vì đơn vị cũ không chốt sổ BHXH.

Chị Ng.Th.Th bức xúc: Tôi đóng BHXH với mong muốn bảo đảm quyền lợi khi đang còn tuổi lao động và có chút lương hưu để đỡ phần nào khi về già, nhưng do công ty nợ BHXH nên mọi chế độ quyền lợi của chúng tôi hơn 10 năm qua không được giải quyết; hiện sổ BHXH của tôi vẫn chưa được xác nhận tại công ty cũ nên tôi rất lo lắng. Chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi cho chúng tôi.

May mắn hơn chị Th, ông Hoàng Đức Toàn, sinh năm 1966, công nhân Công ty CP Sản xuất và thương mại Ba Lan, hiện đã về hưu và đang cư trú tại khu phố 2, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn. Tuy nhiên, ông đã bị công ty nợ 5 năm 2 tháng đóng BHXH (tương đương với thiệt 10% số năm công tác).

Ông Toàn cho biết: Quá trình ông làm việc đến năm 2022 được 35 năm 3 tháng, vì sức khỏe yếu và điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên ông muốn xin về hưu sớm. Khi lên hỏi lãnh đạo công ty thì được trả lời công ty đã chuyển nhượng cho một đơn vị khác, họ sẽ chịu trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động. Thế nhưng khi nhận sổ hưu với mức lương 2.836.300 đồng/tháng thay cho đáng lẽ phải là 3.308.000 đồng, ông mới vỡ lẽ ra rằng là công ty mới vẫn chưa đóng BHXH cho ông.

Còn chị Ng.Th.M, công nhân Công ty CP sản xuất và thương mại Ba Lan 1, cho biết: Công ty chưa đóng BHXH cho người lao động nhưng cũng không biết kêu ai. Mà có kêu, nếu đến tai lãnh đạo lại ảnh hưởng đến việc chốt sổ BHXH khi về hưu.

Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều lao động gặp vướng mắc trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH.

Có một thực tế, bị mất quyền lợi hợp pháp vì doanh nghiệp không đóng BHXH nhưng rất nhiều người lao động vẫn âm thầm chịu thiệt mà không dám lên tiếng, vì sợ mất việc làm. Tiếp tục làm việc thì thu nhập không đủ sống, chuyển việc thì không được đóng nối được BHXH; thậm chí muốn nghỉ chế độ sớm thì không chốt được sổ hưu do công ty nợ tiền bảo hiểm... đó là tình cảnh của nhiều lao động ở thời điểm hiện tại.

Gian nan “hành trình” đòi quyền lợi

Một trong những quyền lợi chính đáng, hợp pháp mà người lao động được hưởng sau khi ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp, đó là việc được hưởng quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN... Tuy nhiên, thực tế cho thấy không ít đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động còn nợ đọng BHXH kéo dài, thậm chí cố tình chây ỳ, trốn đóng BHXH. Doanh nghiệp không nộp bảo hiểm dĩ nhiên thiệt thòi thuộc về người lao động vì họ sẽ không được hưởng những quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN mang lại theo quy định.

Nợ đọng BHXH - “khối u” vẫn còn nhức nhối (Bài 2): Quyền lợi người lao động bị “đánh cắp”Ông Hoàng Đức Toàn (thị xã Bỉm Sơn) bị công ty nợ 5 năm 2 tháng đóng BHXH khiến mức lương hưu thấp, ảnh hưởng đến cuộc sống, buộc ông phải làm thêm nhiều việc.

Trao đổi với lãnh đạo BHXH tỉnh và một số ngành chức năng, được biết: Trước hết xuất phát từ ý thức chấp hành pháp luật và vấn đề đạo đức của chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ muốn thu lợi nhuận tối đa, không quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người lao động, tìm cách trốn tránh, đối phó với cơ quan chức năng. Nhiều doanh nghiệp làm ăn phát đạt nhưng vẫn cố tình chây ỳ không đóng tiền BHXH. Nếu thực hiện chế độ BHXH, hàng tháng người lao động phải trích lại 8,5% lương để nộp BHXH, chủ sử dụng lao động nộp 20%. Khi trốn nộp BHXH, doanh nghiệp vừa không phải chi 20%, vừa giữ luôn 8,5% lương của người lao động. Một số doanh nghiệp lại đưa ra lý do kinh doanh, làm ăn khó khăn để trốn nộp BHXH cho người lao động. Theo quy định, nếu người sử dụng lao động vi phạm Luật BHXH sẽ bị xử phạt hành chính, và buộc phải nộp đủ, đúng số tiền còn thiếu theo quy định, cộng với tiền lãi ngân hàng số tiền nộp chậm. Nếu vi phạm với số lượng lớn, thời gian dài có thể bị khởi kiện tại tòa án dân sự. Tuy nhiên, thủ tục khởi kiện tương đối phức tạp, và các doanh nghiệp thiếu hợp tác gây nhiều khó khăn. Trong khi đó, Nghị định 02 của Chính phủ ban hành thêm chế tài, nhằm răn đe những doanh nghiệp để quá hạn BHXH là tính lãi suất theo ngân hàng số tiền nợ của doanh nghiệp, nhưng khó mà thực hiện, bởi tiền gốc đòi còn khó, huống gì tiền lãi...!

Vấn đề nợ đọng BHXH không phải bây giờ mới đề cập, nếu cơ quan chức năng không có biện pháp nghiêm khắc để xử lý dứt điểm thì tình trạng này sẽ còn tiếp diễn và gia tăng.

Bài và ảnh: Tô Hà

Bài cuối: Vướng mắc trong khởi kiện doanh nghiệp nợ BHXH.

Tin liên quan:
  • Nợ đọng BHXH - “khối u” vẫn còn nhức nhối (Bài 2): Quyền lợi người lao động bị “đánh cắp”
    Nợ đọng BHXH - “khối u” vẫn còn nhức nhối (Bài 1): Điểm mặt những “đại gia” ...

    Nợ đọng bảo hiểm xã hội (BHXH) không phải là vấn đề mới. Song những rủi ro và ảnh hưởng mà nó gây ra là không hề nhỏ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đây có thể được xem là “khối u” nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của người lao động (NLĐ), trong khi đó các cơ quan chức năng vẫn đang “bó tay” trước tình trạng này và chưa có biện pháp hữu hiệu xử lý triệt để.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]