Như Thanh bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Như Thanh là nơi cư ngụ của 3 dân tộc chủ yếu: Kinh, Thái, Mường và một số dân tộc khác. Xác định rõ tầm quan trọng của văn hóa các dân tộc, huyện đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Qua đó, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Lễ hội Sết Boóc Mạy.
Theo thống kê của huyện Như Thanh, trên địa bàn huyện có 6 di tích được xếp hạng, trong đó có 1 di tích lịch sử cấp quốc gia; 4 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh; 1 di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Về lễ hội, huyện có lễ hội Sết Boóc Mạy; Lễ cúng cơm mới; Lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy; Lễ hội đền Bạch Y Công chúa và 2 kỳ lễ hội tại đền Phủ Na, trong đó có 2 lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là Sết Boóc Mạy và Kin Chiêng Boọc Mạy.
Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của các giá trị văn hóa truyền thống; trách nhiệm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cá nhân. Xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, huyện đã bám sát nội dung Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; lồng ghép việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát triển du lịch và XDNTM. Từ đó, Như Thanh đã chủ động xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa theo từng giai đoạn, từng năm. Theo đó, từ năm 2021 đến nay huyện huy động các nguồn lực tu bổ các di tích: đền Bạch Y Công chúa, Phủ Na, Lò Cao Kháng chiến.
Đối với các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, huyện khuyến khích người dân gìn giữ các lễ hội truyền thống cũng như tiếng nói, trang phục, nghề truyền thống. Đồng thời, dành nguồn kinh phí để hỗ trợ các địa phương thành lập và duy trì các câu lạc bộ văn nghệ truyền thống, mua sắm nhạc cụ, trang phục dân tộc cho các câu lạc bộ văn nghệ. Nhờ đó, nhiều di sản văn hóa được bảo tồn, khôi phục và phát huy.
Tại Phượng Nghi, xã đã vận động người dân duy trì lễ hội mừng cơm mới - một nét đẹp văn hóa của người Mường để tỏ lòng biết ơn trời đất đã phù hộ cho một năm mùa màng thuận lợi và cầu cho năm tới mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi. Đồng thời, năm 2023 xã đã thành lập hai câu lạc bộ truyền thống thu hút từ 30 - 40 người có đam mê với văn hóa truyền thống tham gia. Câu lạc bộ trở thành nơi để người dân tộc Mường ở đây thực hành các văn hóa truyền thống như nhảy sạp, hát ru, múa Pồn Pôông...
Phó Chủ tịch UBND xã Phượng Nghi Bùi Thị Hải cho biết: Xã có 87% dân số là đồng bào Mường. Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là việc làm được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm. Nhờ đó các giá trị văn hóa của người dân tộc Mường ở địa phương được gìn giữ và phát huy giá trị.
Xác định công tác truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, huyện đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, truyền dạy nghề truyền thống, dân ca, dân vũ, cách thực hành văn hóa truyền thống cho người dân các dân tộc. Công tác truyền dạy được triển khai sâu rộng trong cộng đồng, đặc biệt huyện đã chú trọng truyền dạy cho thế hệ trẻ góp phần khơi dậy đam mê với văn hóa truyền thống của thế hệ trẻ.
Không chỉ chú trọng công tác truyền dạy, huyện còn đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, các trò chơi, trò diễn trong dịp lễ, tết, ngày hội, sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo các xã, hội, đoàn thể, trường học tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại cơ quan, đơn vị để các di sản văn hóa có “đất sống”. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho Nhân dân, góp phần nuôi dưỡng tình yêu đối với văn hóa truyền thống của dân tộc.
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Như Thanh Đinh Xuân Thắng cho biết: "Với những nỗ lực trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, Như Thanh đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của Nhân dân, du khách trong và ngoài tỉnh. Phát huy những kết quả đạt được, huyện sẽ tiếp tục tăng cường quản lý Nhà nước trong bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của văn hóa và các di sản văn hóa; huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động văn hóa, tập huấn, phục dựng và phát huy các loại hình di sản văn hóa"...
Bài và ảnh: Thùy Linh
{name} - {time}
-
2024-11-21 21:16:00
Những người “giữ hồn” di sản văn hóa (Bài 1): Chuyện về những “báu vật sống”
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2024-08-18 07:18:00
[E-Magazine] - Không có gì quý hơn độc lập tự do - Vững tin con đường chủ nghĩa xã hội Việt Nam
Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ và trang trí góc truyền thông tại Diễn đàn trẻ em tỉnh Thanh Hoá
[Podcast] Truyện ngắn: Chuyện ở xóm Vườn Lan
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích hầm làm việc và chỉ huy của đồng chí Ngô Thuyền
Điểm sáng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
“Gia đình của em” khơi dậy tình yêu nghệ thuật và sự gắn kết gia đình
[Mega Story] - Gần rồi Sài Khao ơi!
[E-Magazine] – Bịn rịn vàng thơm
Siêu nhạc hội 8WONDER và lễ hội mùa thu quốc tế lần đầu tiên đến Hà Nội
Để cái “bắt tay” du lịch đi vào thực chất (Bài 2): Tránh “trùng” để đi cùng