(Baothanhhoa.vn) - Xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thời gian qua, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giải quyết bài toán về xử lý nợ xấu, giúp các ngân hàng tăng thêm sức “đề kháng”, vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu ngân hàng (Bài cuối): Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thời gian qua, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giải quyết bài toán về xử lý nợ xấu, giúp các ngân hàng tăng thêm sức “đề kháng”, vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu ngân hàng (Bài cuối): Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp xử lý nợ xấuNhiều hộ dân xã Nga Liên (Nga Sơn) vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế hiệu quả. Ảnh: P.V

Trong hoạt động ngân hàng, nợ xấu làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế. Đây là vấn đề quan trọng luôn được ngành ngân hàng quan tâm giải quyết. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã và đang tập trung chỉ đạo các ngân hàng xử lý thu hồi nợ và tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo đúng quy định, không nới lỏng điều kiện cho vay, bảo đảm kinh doanh hiệu quả; chủ động rà soát các khoản vay vốn, đồng thời có giải pháp phù hợp tình hình thực tế như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi phí nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua những giai đoạn khó khăn của thị trường.

Bản thân các ngân hàng, tổ chức tín dụng vừa thực hiện tái cơ cấu vừa tích cực xử lý nợ xấu, xây dựng, thực thi một hệ thống quản lý, theo dõi, đánh giá phù hợp với tình hình hoạt động và định hướng của mình; nghiên cứu rõ danh mục nợ xấu và nguyên nhân nợ xấu để có biện pháp, cách thức xử lý hiệu quả, có chính sách sàng lọc khách hàng phù hợp với từng thời kỳ; tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhằm đề phòng những bất trắc xảy ra và để có khả năng bù đắp các thâm hụt.

Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Thanh Hóa (Vietcombank Thanh Hóa), từ năm 2017 đến nay, nợ xấu theo Nghị quyết 42 tại đơn vị là gần 390 tỷ đồng, trong đó nợ xấu chưa được xử lý là hơn 70 tỷ đồng. Vietcombank Thanh Hóa đánh giá khả năng thu hồi khoảng 40% tổng dư nợ theo Nghị quyết 42 do còn tài sản bảo đảm và khách hàng vẫn có ý thức trả nợ, 60% còn lại khó có khả năng thu hồi do khách hàng đã phá sản không còn tài sản bảo đảm; khách hàng nợ xấu vay theo Nghị định 67 tài sản đã xuống cấp; khách hàng có tài sản tranh chấp, khách hàng có hoạt động sản xuất, kinh doanh trì trệ, không còn phương án xử lý. Để thu hồi nợ xấu, Vietcombank Thanh Hóa đã thành lập Ban Chỉ đạo xử lý, thu hồi nợ và tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá nguyên nhân từng khoản nợ để có những giải pháp thu hồi cụ thể. Đối với những khoản cho vay nào có triển vọng, hiệu quả sẽ cơ cấu lại. Đối với khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi nhánh phối hợp với khách hàng để cơ cấu lại nợ, như giãn thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và xem xét miễn, giảm lãi vay, hạ lãi suất cho vay một cách hợp lý để khách hàng giảm bớt khó khăn tài chính.

Tại Agribank Thanh Hóa, tính đến trung tuần tháng 6-2023, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 0,33%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng tín dụng khá cao, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 22.000 tỷ đồng.

Khi một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, dẫn tới đổ vỡ. Một ngân hàng đổ vỡ có thể gây hiệu ứng domino lên toàn hệ thống. Bởi vậy, việc xử lý, giảm thiểu nợ xấu là vấn đề rất quan trọng được Agribank Thanh Hóa quan tâm thực hiện, nhất là khi đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng là nông dân, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để hoàn thành nhiệm vụ giảm tỷ lệ nợ xấu dưới mức cho phép, nhất là trong và sau đợt dịch COVID-19, Agribank Thanh Hóa đã xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết; triển khai kịp thời nhiều chính sách phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt là chính sách gia hạn nợ, giảm lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng với biên độ giảm lãi từ 1 - 2,5%/năm.

Tính đến đầu tháng 6-2023, nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh là 1.479 tỷ đồng, chiếm 0,87%/tổng dư nợ. Riêng các khoản nợ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản là gần 500 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 94% tổng dư nợ theo Nghị định 67. Để nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường xử lý nợ xấu, NHNN Thanh Hóa đang tập trung quản lý, theo dõi các tổ chức tín dụng, cụ thể là hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (TDND) trên địa bàn thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo Đề án 689 đã được phê duyệt.

Đối với hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), NHNN Thanh Hóa tiếp tục thực hiện kiểm soát đặc biệt ngân hàng theo chỉ đạo của Thống đốc; chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn cạnh tranh lành mạnh, không tạo thêm áp lực trước những khó khăn của SCB. Đối với các Quỹ TDND như: Hoằng Đồng, Hoằng Trinh, NHNN Thanh Hóa tiếp tục thực hiện kiểm soát đặc biệt theo đúng quy định của pháp luật và đang triển khai trình tự, thủ tục phương án xử lý phá sản (đợt 1) theo chỉ đạo của Thống đốc. Đối với Quỹ TDND Vân Sơn, NHNN Thanh Hóa tiếp tục thực hiện kiểm soát đặc biệt theo đúng quy định của pháp luật. Cùng với đó, tập trung đánh giá, nhận diện, phân loại các Quỹ TDND yếu kém để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xử lý những tồn tại, yếu kém của Quỹ TDND. Bên cạnh đó, NHNN Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành và năng lực cạnh tranh. Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ, hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm, thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm, kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh trong tương lai.

Hiện NHNN Thanh Hóa đang chủ động tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tại các ngân hàng nhằm chấn chỉnh và minh bạch hoạt động của các đơn vị; tập trung giám sát việc chấp hành quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; chỉ đạo các ngân hàng trên địa bàn không ngừng nâng cao năng lực quản lý và thẩm định các dự án đầu tư, lựa chọn các dự án đầu tư an toàn, hiệu quả nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh. NHNN Thanh Hóa tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan công an, tòa án, thi hành án dân sự... để thực hiện có hiệu quả việc thu hồi và xử lý nợ xấu. Đồng thời tập trung chỉ đạo sát sao các tổ chức tín dụng có nợ xấu cao, yêu cầu các đơn vị phải chủ động xây dựng phương án, kế hoạch xử lý nợ xấu, có giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh; rà soát việc phân loại nợ, bảo đảm phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng.

Nhóm PV

Tin liên quan:
  • Nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu ngân hàng (Bài cuối): Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp xử lý nợ xấu
    Nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu ngân hàng (Bài 2): Bất cập trong hoạt động ...

    Sự ra đời của hệ thống quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) đã mang lại nguồn cung cấp tín dụng rất tốt cho người dân ở nông thôn, góp phần đẩy lùi nạn tín dụng đen, giúp người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, vẫn còn đó những “hạt sạn” dẫn đến thất thoát tài sản, gia tăng tỷ lệ nợ xấu, gây nguy cơ đổ vỡ, ảnh hưởng đến quyền lợi và niềm tin của người gửi tiền.

  • Nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu ngân hàng (Bài cuối): Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp xử lý nợ xấu
    Nhiều khó khăn trong xử lý nợ xấu ngân hàng (Bài 1): Khắc phục trở ngại trong ...

    Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ những giải pháp xử lý, hạn chế nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]