(Baothanhhoa.vn) - Nhờ những chính sách về công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước, nhiều thôn, bản, xã vùng cao xứ Thanh đang từng bước thay da đổi thịt. Cùng với các chính sách hỗ trợ, các huyện miền núi trong tỉnh đã linh hoạt lồng ghép nhiều chương trình, dự án, đề tài khoa học để xây dựng, phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế... Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được cải thiện.

Nhân rộng các mô hình kinh tế ở vùng cao xứ Thanh

Nhờ những chính sách về công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước, nhiều thôn, bản, xã vùng cao xứ Thanh đang từng bước thay da đổi thịt. Cùng với các chính sách hỗ trợ, các huyện miền núi trong tỉnh đã linh hoạt lồng ghép nhiều chương trình, dự án, đề tài khoa học để xây dựng, phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế... Qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ngày càng được cải thiện.

Nhân rộng các mô hình kinh tế ở vùng cao xứ Thanh

Người dân xã Xuân Hòa (Như Xuân) phát triển mô hình nông lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, huyện Bá Thước ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về “Phát triển vật nuôi có lợi thế giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo”. Trong đó, lựa chọn 6 loại vật nuôi, gồm: vịt Cổ Lũng, dê núi, bò lai sind, bò Úc, lợn cỏ, gà đồi và các loại thủy sản lồng bè trên sông Mã, hồ thủy điện. Đối với cây trồng thì khuyến khích đưa các loại cây như lúa, khoai tây, ngô dùng cho chăn nuôi, phát triển vùng rau an toàn...

Sau khi có chủ trương về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi ở địa phương, gia đình anh Hà Văn Tuấn ở thôn Tôm, xã Ái Thượng (Bá Thước) đã mạnh dạn chuyển đổi gần 1 ha vườn tạp, hiệu quả sản xuất thấp để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi. Được ưu tiên vay vốn ngân hàng, cán bộ nông nghiệp xã hướng dẫn kỹ thuật lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương, sau hơn 5 năm trên mảnh đất khô cằn đã hình thành vườn cây ăn quả với 200 gốc bưởi da xanh, ổi, nhãn... Dưới tán cây, anh kết hợp nuôi lợn thương phẩm, lợn nái, trâu bò và một số gia cầm khác... cho thu nhập khoảng 170 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 5 lao động địa phương. Anh Hà Văn Tuấn cho biết: Việc chuyển đổi từ đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây, con giống cho năng suất là quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2 - 3 lần, giúp gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Theo thống kê của huyện Bá Thước, đến nay trên địa bàn huyện có 24 mô hình kinh tế, trong đó 10 mô hình cây trồng, 14 mô hình vật nuôi, nổi bật là mô hình nuôi vịt Cổ Lũng và trồng cây quýt hôi, quýt bản địa...

Còn tại huyện Như Xuân cũng có nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm của gia đình ông Trịnh Đăng Hoạch ở xã Bình Lương cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm; mô hình chăn nuôi gà thương phẩm của gia đình ông Hoàng Ngọc Năm ở xã Hóa Quỳ cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; mô hình nuôi cá lồng của gia đình ông Trịnh Đăng Hoàng ở thôn Hợp Thành, xã Bình Lương cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Ngoài ra, huyện Như Xuân còn nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như mô hình liên kết hộ chăn nuôi trâu, bò của nhóm hộ, tại thôn Làng Trung, xã Thanh Quân; mô hình câu lạc bộ phụ nữ giảm nghèo; mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản ở xã Cát Vân; tổ hợp tác chăn nuôi dê ở xã Thanh Quân...

Không chỉ có 2 huyện Quan Sơn và Như Xuân, nhiều địa phương ở khu vực miền núi cũng đã và đang triển khai nhiều mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, điển hình như huyện Mường Lát xây dựng 43 mô hình, gồm 13 mô hình cây trồng, 17 mô hình vật nuôi, 1 mô hình phát triển dược liệu và 12 mô hình sản phẩm lợi thế. Nổi bật là trồng đào lai quy mô 17,3 ha; trồng mận hậu quy mô 1,6 ha. Tại huyện Lang Chánh có 35 mô hình, trong đó có 17 mô hình cây trồng, 15 mô hình vật nuôi, 3 mô hình phát triển dược liệu. Nổi bật là mô hình trồng rừng thâm canh cây vầu đắng, quy mô 46 ha, lợi nhuận 670 triệu đồng/năm; trồng hoa thiên lý quy mô 1 ha, lợi nhuận bình quân 120 triệu đồng/năm; trồng nghệ cho thu nhập bình quân 170 triệu đồng/năm. Còn tại huyện Thường Xuân có 25 mô hình, trong đó có 14 mô hình cây trồng, 9 mô hình vật nuôi, 1 mô hình phát triển dược liệu và 1 mô hình sản phẩm lợi thế. Nổi bật là mô hình trồng dưa Kim Hoàng Hậu trong nhà lưới, quy mô 1,95 ha, cho năng suất 25 tấn/ha, lợi nhuận 700 triệu đồng; nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện quy mô 180 lồng, cho sản lượng 3 tấn/lồng, lợi nhuận 200 triệu đồng...

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, song việc xây dựng mô hình cây trồng, vật nuôi, sản phẩm lợi thế ở khu vực miền núi vẫn còn nhiều hạn chế do phần lớn các mô hình có quy mô nhỏ, phân tán, chưa có sự liên kết chuỗi giá trị; nhiều mô hình không duy trì, phát triển được khi kết thúc hỗ trợ của Nhà nước, nguyên nhân là do các chủ thể mô hình là các hộ nghèo, thiếu nguồn vốn và kiến thức sản xuất. Ngoài ra, công tác chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là phục tráng, sản xuất giống cung cấp nguồn gen bản địa tại chỗ, áp dụng quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi..., chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Để khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các huyện miền núi trong tỉnh gắn với Đề án Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, Ban Dân tộc tỉnh xây dựng Đề án Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi của tỉnh. Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2021-2025 sẽ thực hiện xây dựng được 29 mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, làm mô hình điển hình để đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, nhân rộng. Các mô hình này sẽ giải quyết sinh kế cho khoảng 5.000 hộ gia đình khu vực miền núi. Đồng thời xây dựng mới 11 HTX trong các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế và có từ 15 sản phẩm trở lên được chứng nhận sản phẩm OCOP, giá trị kinh tế tạo ra từ các mô hình đạt khoảng 900 tỷ đồng...

Nhân rộng các mô hình kinh tế ở vùng cao xứ Thanh

Mô hình nuôi gà thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế của người dân thị trấn Yên Cát (Như Xuân).

Từ thực tiễn cho thấy việc triển khai các mô hình kinh tế giảm nghèo ở miền núi xứ Thanh đã làm thay đổi căn bản đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào ổn định đời sống, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững, từ đó nhân lên niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Ðảng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng núi, biên giới của Tổ quốc.

Bài và ảnh: Xuân Minh


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]