Ngọc Lặc khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp
Nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, huyện Ngọc Lặc đang triển khai nhiều giải pháp để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tập trung, tích tụ ruộng đất đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Người dân xã Ngọc Liên (Ngọc Lặc) thu hoạch dong riềng làm nguyên liệu sản xuất miến dong.
Huyện Ngọc Lặc hiện có gần 39.099 ha đất nông nghiệp, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển sản xuất. Để khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, huyện đã chủ động xây dựng phương án, lộ trình sử dụng quỹ đất; tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng và phát triển chăn nuôi, hướng đến phát triển nông nghiệp an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao. Trong chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, huyện chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa xuân muộn, mùa sớm; giảm diện tích lúa xuân sớm, mùa muộn. Đồng thời, khuyến khích người dân sử dụng các giống mới có năng suất, chất lượng, kiểm soát được sâu bệnh và mở rộng thâm canh. Nhiều cây trồng được các xã đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Cây dứa tại các xã Cao Thịnh, Ngọc Trung, Lộc Thịnh, Lam Sơn, Ngọc Liên với diện tích tăng từ 740 ha (năm 2019) lên 1.000 ha (năm 2024), cho thu nhập hơn 250 triệu đồng/ha; cây sắn dây tại các xã Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Quang Trung cho thu nhập 160 triệu đồng/ha/năm; cây ăn quả tại các xã Kiên Thọ, Lộc Thịnh, Thạch Lập, Cao Thịnh, Nguyệt Ấn, Ngọc Trung, Ngọc Sơn, Cao Ngọc với diện tích gần 2.508 ha (trong đó, diện tích trồng tập trung 2.131,7 ha; diện tích trồng mới 376,3 ha)...
Huyện Ngọc Lặc cũng tích cực khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Từ năm 2019 đến tháng 3/2024, toàn huyện đã tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, theo hướng công nghệ cao được 1.809 ha. Qua đó, một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất được hình thành và phát huy hiệu quả, như: Mô hình dưa Kim Hoàng hậu trong nhà màng tại các xã Lam Sơn, Minh Sơn, Kiên Thọ; mô hình rau an toàn tại các xã Thúy Sơn, Ngọc Sơn; mô hình trồng vải không hạt, bơ Israel, thanh long của Công ty TNHH Nông nghiệp CNC Hồ Gươm - Sông Âm, xã Nguyệt Ấn...
Trên địa bàn huyện cũng phát triển được 36 trang trại đủ tiêu chí theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT, ngày 28/2/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Giá trị sản xuất bình quân hằng năm của các trang trại đạt từ 1,1 đến 8 tỷ đồng/năm. Ông Nguyễn Văn Huệ, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Nông nghiệp CNC Hồ Gươm - Sông Âm (Ngọc Lặc), cho biết: "Được sự quan tâm của các cấp, công ty được giao quản lý diện tích 901 ha (huyện Ngọc Lặc 507 ha, huyện Thọ Xuân 394 ha). Hiện công ty đã đầu tư trồng 27 ha vải không hạt, 10 ha thanh long ruột đỏ, 34,5 ha bơ tứ quý, 130 ha dứa gai... Đơn vị cũng xây dựng 2.000m2 nhà lưới, nhà màng công nghệ cao, lắp đặt trang thiết bị theo quy trình của Israel để lai ghép, nhân giống và 4.000m2 vườn ươm các loại cây ăn quả... Năm 2023, công ty đã có sản phẩm vải không hạt xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, vương quốc Anh và được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp Giấy chứng nhận bảo hộ đối với giống "Vải ngọc Hồ Gươm”. Hiện công ty đang tiếp tục nhân giống, mở rộng diện tích ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, ứng dụng internet kết nối vạn vật - IOT, mã số vùng trồng, nhật ký đồng ruộng onhline - Diarry, xây dựng cơ sở dữ liệu - Data... nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu".
Để khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp, huyện Ngọc Lặc đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Huyện tích cực hỗ trợ bà con nông dân, các doanh nghiệp, HTX tích tụ ruộng đất nhằm tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hóa theo quy mô cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hệ số sử dụng đất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Đồng thời, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp dựa trên lợi thế của các xã, thị trấn, sản xuất hàng hóa có giá trị cao, hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng. Từng bước giảm diện tích đất trồng lúa không chủ động được nguồn nước, diện tích đất trồng mía năng suất, hiệu quả thấp sang trồng các loại cây trồng có giá trị, hiệu quả cao hơn gắn với nhu cầu của thị trường. Xây dựng 3 vùng nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ tại xã Lam Sơn và vùng phụ cận (diện tích khoảng 600 ha), xã Nguyệt Ấn (diện tích khoảng 500 ha) và khu vực xã Lộc Thịnh (diện tích khoảng 300 ha). Khuyến khích người dân cải tạo vườn tạp để phát triển các loại cây ăn quả, hình thành các vùng trồng cây ăn quả lớn với quy mô khoảng 100 ha trở lên để tạo thương hiệu hướng tới thị trường xuất khẩu. Huyện cũng khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX phát triển chăn nuôi trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao theo hướng liên kết gắn sản xuất với chế biến theo chuỗi giá trị; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án chăn nuôi trên địa bàn, phấn đấu nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 50% trở lên vào năm 2025.
Bài và ảnh: Lê Hợi
{name} - {time}
-
2025-01-15 16:36:00
BMS Vina tham quan Đà Nẵng và Dentium cùng DANAGO
-
2025-01-15 16:22:00
Khẩn trương thi công tu bổ xung yếu hệ thống đê điều Thanh Hóa
-
2024-03-19 19:50:00
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN: Bá Thước phát huy tiềm năng, thế mạnh để xây dựng các sản phẩm đặc sản địa phương
Tín hiệu tích cực và biện pháp nuôi dưỡng
Thêm đường bay mới từ Hà Nội đến Sydney, Melbourne, bay Australia dễ dàng cùng Vietjet
VPI dự báo giá xăng tăng trên 2% trong kỳ điều hành ngày 21/3
Mở rộng triển khai thực hiện hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Thủ tướng: Việt Nam cam kết “3 bảo đảm”, đẩy mạnh “3 đột phá” và thực hiện “3 tăng cường” với nhà đầu tư
Bộ GTVT lên tiếng về đề nghị nâng cấp Cảng Thọ Xuân lên sân bay quốc tế
Thu gần 4 nghìn tỷ đồng từ hoạt động hải quan
Bản tin tài chính 19/3/2024: Giá vàng thế giới tăng nhẹ, vàng SJC tăng sát 82 triệu đồng
Hậu Lộc: Chủ động khắc phục tình trạng nhiễm mặn, đảm bảo đủ nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp