(Baothanhhoa.vn) - Với phương châm “nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính”, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa) luôn chủ động đồng hành, chia sẻ trách nhiệm, tích cực hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.

Đồng hành cùng khách hàng phát triển sản xuất, kinh doanh

Với phương châm “nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính”, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa) luôn chủ động đồng hành, chia sẻ trách nhiệm, tích cực hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.

 Đồng hành cùng khách hàng phát triển sản xuất, kinh doanhCán bộ Agribank Nam Thanh Hóa kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay phát triển nuôi trồng thủy sản tại thị xã Nghi Sơn.

Sau khi tiếp cận được nguồn vốn 200 triệu đồng từ Agribank Như Thanh, gia đình ông Trần Văn Phượng ở xã Cán Khê đã đầu tư phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, bao gồm trồng keo, nuôi trâu, bò... Mỗi năm, trang trại cho nguồn thu nhập ổn định hơn 100 triệu đồng. Ông Phương cho biết, Agribank Như Thanh là “người bạn” gắn bó, đồng hành trong quá trình phát triển kinh tế gia đình. Thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, giải ngân nhanh chóng. Nhờ vậy, nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để yên tâm phát triển kinh tế.

Agribank Nam Thanh Hóa luôn là một trong những ngân hàng giữ vững vai trò chủ lực về tín dụng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, XDNTM. Theo đó, ngân hàng đã dành hơn 80% tổng dư nợ nguồn vốn tín dụng phục vụ cho lĩnh vực “tam nông”. Tính đến đầu tháng 8/2024, Agribank Nam Thanh Hóa có tổng dư nợ của chi nhánh hơn 17.600 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng được đưa đến gần với người nông dân hơn thông qua việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, như: Hội nông dân, hội LHPN các cấp xây dựng hệ thống 1.238 tổ vay vốn tại các thôn, bản, khu dân cư và các điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng... Việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách tín dụng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của Agribank Nam Thanh Hóa đã góp phần phát triển đa dạng ngành nghề, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm sản, chế biến đến đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn tại các huyện: Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, thị xã Nghi Sơn...

Để hỗ trợ khách hàng, Agribank Thanh Hóa đã tiết giảm chi phí, nhiều lần giảm lãi suất huy động đầu vào để điều chỉnh giảm lãi suất cho vay. Đến nay, ngân hàng đã thực hiện giảm lãi vay cho hơn 55.600 khách hàng, dư nợ được giảm lãi gần 13.500 tỷ đồng, số tiền giảm lãi gần 65 tỷ đồng. Đồng thời, triển khai các chương trình cho vay ưu đãi, như: Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; chương trình ưu đãi lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn phục vụ nhu cầu đời sống; chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; chương trình cho vay ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ đời sống; cho vay phát triển nông, lâm, thủy sản... Bên cạnh đó, Agribank Nam Thanh Hóa cũng tập trung vốn đầu tư các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; các mô hình liên kết trong nông nghiệp từ sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm và xuất khẩu để đem lại hiệu quả cao; đầu tư máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp, nông thôn; đầu tư các sản phẩm OCOP...

Agribank Nam Thanh Hóa đã và đang khẳng định là một trong những ngân hàng đóng vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, luôn đồng hành cùng sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Thời gian tới, ngân hàng tiếp tục mở rộng mạng lưới, kênh chuyển tải vốn về nông thôn, như: Đầu tư thêm máy ATM, CDM; lắp thêm máy POS, điểm giao dịch thanh toán qua QR-Code, VietQR; mở tài khoản tiền gửi thanh toán và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng; tích cực triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử; dịch vụ thẻ; triển khai các gói tín dụng ưu đãi về lãi suất tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp ở khu vực nông thôn, cho vay các mô hình liên kết với doanh nghiệp; cho vay thông qua phát hành thẻ thấu chi địa bàn nông nghiệp, nông thôn... Bên cạnh đó, ngân hàng chú trọng đơn giản hóa thủ tục vay vốn, bảo đảm an toàn vốn vay, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]