Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Nhiều năm gần đây, bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) là hoạt động thường niên được tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Đây là hoạt động có ý nghĩa, nhằm lựa chọn được những sản phẩm CNNT có chất lượng, giá trị sử dụng để tôn vinh, góp phần tạo động lực mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Sản xuất sản phẩm từ cói của HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ (Nông Cống).
Đã từ lâu, các sản phẩm từ cói của HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ (Nông Cống) trở nên nổi tiếng. Không chỉ vì sự đa dạng của mẫu mã sản phẩm, mà còn vì tính ưu việt của các sản phẩm thân thiện với môi trường, có thể thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần. Sau khi đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao, mới đây, bộ sản phẩm cói treo tường của HTX này đã được tỉnh Thanh Hóa công bố là 1 trong 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023 và được gửi bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực.
Theo giám đốc HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ Nguyễn Thị Thắm, sản phẩm được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu cói có sẵn tại địa phương, do đó, vừa góp phần tích cực tiêu thụ nguyên liệu, vừa tạo việc làm tại chỗ cho người lao động. Với sản lượng đạt tới 90.000 sản phẩm/năm, sản lượng xuất khẩu đạt 70.000 sản phẩm/năm, năm 2023, doanh thu xuất khẩu đạt 9,5 tỷ đồng và dự kiến năm 2024 sẽ vươn tới con số 12,5 tỷ đồng.
Cũng trong lần công bố sản phẩm CNNT tiêu biểu này, sản phẩm tinh dầu sả chanh của Công ty TNHH Sản xuất thương mại tinh dầu Minh Hồng (Thạch Thành) cùng vinh dự “giành” chứng nhận. Năm 2023, doanh số sản phẩm đạt tới 30.000 sản phẩm, với doanh thu đạt 750 triệu đồng và mục tiêu vươn tới khoảng 1,2 tỷ đồng những năm tới. Giám đốc trẻ Nguyễn Hữu Minh chia sẻ: “Chúng tôi hiện có 10 xưởng sản xuất tinh dầu, bảo đảm tiêu thụ nguyên liệu từ lá sả cho các xã Thạch Sơn, Thành Minh, Thành Vinh. Lao động trong các tổ hợp tác sản xuất tinh dầu có thu nhập đạt tới 150 - 200 triệu đồng/người/năm từ “phế thải” là lá sả vốn vẫn bị bỏ đi trong nhiều năm qua”.
Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định công nhận 10 sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2023, gồm: bộ sản phẩm cói treo tường của HTX thủ công mỹ nghệ Tân Thọ (Nông Cống); chiếu cói Quảng Phúc của HTX sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc (Quảng Xương); đông trùng hạ thảo khô của hộ kinh doanh Lê Trương Trường (Hoằng Hóa); trà xanh túi lọc Bình Sơn và trà cà gai leo túi lọc Bình Sơn của HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn); bộ sản phẩm đông trùng hạ thảo sấy khô dạng sợi, cao đặc đông trùng hạ thảo, mật ong ngâm đông trùng hạ thảo của Công ty CP Dược liệu Sukha Việt Nam (Hậu Lộc); mắm tôm đặc biệt Tác Huy và nước mắm thượng hạng Tác Huy của hộ kinh doanh Đồng Thị Huy (Nghi Sơn); tinh dầu sả chanh của Công ty TNHH Sản xuất thương mại tinh dầu Minh Hồng và xịt đuổi muỗi Antimos của Công ty TNHH Sản xuất thương mại tinh dầu Minh Hồng (Thạch Thành).
Các sản phẩm CNNT tiêu biểu được chứng nhận đều là các sản phẩm có thế mạnh, mang nét đặc trưng của địa phương, đạt chất lượng tốt, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Sau khi công nhận các sản phẩm CNNT cấp tỉnh, có 6 sản phẩm được lựa chọn gửi bình chọn sản phẩm CNNT cấp khu vực, từ đó Bộ Công Thương sẽ lựa chọn sản phẩm tham dự bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia.
Theo Sở Công Thương, việc bình chọn sản phẩm CNNT nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; đồng thời khuyến khích khả năng sáng tạo, tạo động lực cho các cơ sở sản xuất các sản phẩm CNNT phát huy lợi thế cạnh tranh.
Việc chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu đã mở ra những cơ hội phát triển mới, khẳng định uy tín, chất lượng, giá trị thương hiệu và tạo chỗ đứng trên thị trường cho các cơ sở sản xuất; đồng thời tăng độ nhận diện cũng như uy tín khi đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Đây cũng là động lực để các cơ sở CNNT tiếp tục nghiên cứu đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Bài và ảnh: Tùng Lâm
{name} - {time}
-
2024-12-14 21:04:00
Khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ xứ Thanh (Bài cuối): Đô thị thông minh - động lực cho phát triển bền vững
-
2024-12-14 16:56:00
Chuyên gia quốc tế hiến kế cho Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững
-
2024-03-24 14:09:00
Sớm cấp phép khai thác mỏ cát xây dựng trên địa bàn Mường Lát
Bản tin tài chính 24/3/2024: Khép lại tuần tăng giá, chờ cơ hội bứt phá
Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế
Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải thân thiện với môi trường
Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa theo hướng bền vững
Chi cục Thuế khu vực Như Thanh - Như Xuân: Nhiều giải pháp tăng nguồn thu
Bá Thước nỗ lực thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp
Bảo vệ gắn với phát triển rừng hiệu quả tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh
Từng bước thay đổi nhận thức, tiến đến nền nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững
Bản tin tài chính 23/3: Vàng miếng SJC bám trụ mức 80 triệu đồng/lượng